Vitamin C hay acid ascorbic là một loại vitamin tan trong nước rất cần thiết cho sức khỏe con người. Tình trạng thiếu vitamin C không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến da, xương, tóc, móng mà còn làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Vậy, đâu là dấu hiệu thiếu vitamin C mà bạn có thể dễ dàng nhận biết tại nhà? Thiếu vitamin C gây bệnh gì nguy hiểm? Thiếu vitamin C nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Thiếu vitamin C gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe
Thiếu vitamin C là tình trạng cơ thể không được bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin C cần thiết. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý, góp phần gây nên hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, loãng xương, tim mạch, bệnh Scorbut hay thậm chí là ung thư.
Trên thực tế, cơ thể con người không thể tự tổng hợp được vitamin C mà phải bổ sung thông qua các nguồn từ bên ngoài. Do đó, nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu vitamin C ở trẻ em và người lớn đó là do chế độ ăn uống không cân bằng, ít tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây, rau củ quả hoặc thực phẩm bổ sung chứa vitamin C,…
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin C còn có thể xuất phát từ tình trạng sức khỏe, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Chẳng hạn, cơ thể sẽ rất khó hấp thụ vitamin C khi bạn gặp một trong các vấn đề sức khỏe dưới đây:
Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu vitamin C
Vitamin C tham gia vào hàng loạt các tiến trình tăng trưởng và phản ứng sinh hóa khác nhau trong cơ thể, bao gồm việc hỗ trợ hình thành collagen, cải thiện khả năng hấp thụ sắt, tăng cường hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương, duy trì sức khỏe cho sụn, xương và răng. Vì thế, thiếu vitamin C – hay còn gọi là thiếu acid ascorbic, thường gây ra 15 dấu hiệu cảnh báo điển hình sau:
Vitamin C đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra collagen – một loại protein cấu thành nên các mô liên kết như tóc, da, khớp xương và mạch máu. Khi nồng độ vitamin C trong cơ thể thấp, da sẽ dễ bị lão hóa, chảy xệ, xuất hiện tình trạng sần sùi do tiến trình sừng hóa làm tích tụ keratin bên trong lỗ chân lông. Thông thường, dấu hiệu da sần sùi thường kéo dài từ 3 – 5 tháng trước khi cơ thể chuyển tiến nặng thành bệnh Scorbut và sẽ tự khỏi nếu cơ thể được bổ sung vitamin C đầy đủ.
Khi cơ thể thiếu vitamin C, da sẽ trở nên sần sùi do xuất hiện nhiều mảng tế bào chết
Tình trạng thiếu hụt vitamin C cũng có thể khiến cho lông và tóc trên cơ thể bị uốn cong hoặc cuộn lại theo hình xoắn ốc. Lông hình xoắn ốc là một trong những triệu chứng thiếu vitamin C đặc trưng dễ nhận biết. Những sợi lông hư tổn cũng sẽ dễ bị gãy hoặc rụng nhiều hơn thông thường. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được giải quyết bằng việc một chế độ ăn hợp lý với đầy đủ vitamin C hàng ngày.
Các nang lông trên bề mặt da chứa nhiều mạch máu nhỏ giúp cung cấp máu và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu vitamin C, sức bền thành mạch của những mạch máu này bị suy giảm, khiến chúng dễ vỡ, hình thành nên các đốm nhỏ màu đỏ tươi trên bề mặt da. Hiện tượng này gọi là xuất huyết quanh nang lông và là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho tình trạng thiếu acid ascorbic trầm trọng ở người trưởng thành. Việc uống bổ sung vitamin C có thể giúp giải quyết triệu chứng này trong vòng hai tuần.
Xuất huyết nang lông là dấu hiệu thiếu vitamin C dễ nhận biết khi bệnh tiến triển nặng
Móng tay hình thìa là tình trạng móng tay bị lõm vào như hình cái thìa, mảnh và dễ gãy. Đây là triệu chứng của bệnh thiếu máu do cơ thể thiếu sắt và vitamin C. Móng tay sẽ xuất hiện những đốm đỏ hoặc đường thẳng đứng trên nền móng do các mạch máu suy yếu bị vỡ. Hiện tượng này được gọi là xuất huyết dưới móng.
Xuất huyết dưới móng tay thường xảy ra ở những trường hợp thiếu vitamin C nặng
Vitamin C giữ cho da khỏe mạnh bằng cách bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các chất ô nhiễm như khói thuốc lá, bụi bặm,… Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen bên trong cơ thể; nhờ đó, giúp cho làn da của bạn luôn được đầy đặn và trẻ trung. Ngược lại, việc thiếu hụt vitamin C có thể khiến cho làn da trở nên khô, nhăn nheo và dễ bị tổn thương hơn so với bình thường.
Bầm tím da là một trong những triệu chứng thiếu vitamin C phổ biến hiện nay. Đây là hiện tượng các mạch máu dưới da bị vỡ dẫn đến sự rò rỉ máu sang các khu vực lân cận. Hiện tượng này xuất phát từ việc cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin C , khiến cho sức bền thành mạch máu bị suy yếu và dễ vỡ. Các vết bầm tím có thể xuất hiện dưới dạng từng mảng bầm lớn hoặc các chấm nhỏ li ti dưới da rất dễ được nhận biết bằng mắt thường.
Thiếu vitamin C khiến cơ thể dễ bầm tím dù chỉ va quẹt nhẹ
Thiếu vitamin C khiến cho quá trình sản sinh collagen bị chậm lại, làm cho các vết thương lâu lành hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người bị loét chân mãn tính có khả năng bị thiếu vitamin C cao hơn so với những người không bị loét chân. Ngoài ra, trong trường hợp cơ thể bị thiếu vitamin C nghiêm trọng, một vết thương cũ đã lành cũng có thể dễ bị trầy xước trở lại và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Trong các khớp tay và chân có chứa rất nhiều mô liên kết giàu collagen. Vì thế, khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cần thiết sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành collagen trong các khớp, gây nên tình trạng đau nhức xương khớp hay thậm chí là xuất huyết khớp. May mắn thay, cả hai triệu chứng này đều có thể được điều trị bằng cách bổ sung vitamin C trong 1 tuần.
Việc ăn ít những thực phẩm giàu vitamin C có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gãy và loãng xương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương. Vì thế, việc thiếu hụt vitamin C sẽ làm tăng tỷ lệ loãng xương, đặc biệt là ở trẻ em.
Nướu sưng đỏ và chảy máu cũng là một trong những triệu chứng thiếu vitamin C thường thấy của cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin C, các mô nướu sẽ trở nên yếu đi, bị viêm và các mạch máu sẽ dễ bị vỡ. Thậm chí, thiếu vitamin C nghiêm trọng còn gây ra tình trạng viêm nướu, khiến nướu dễ bị xuất huyết và có mùi thối.
Nướu răng bị sưng đỏ và rỉ máu khi thiếu vitamin C trong thời gian dài
Nghiên cứu cho thấy, vitamin C là một dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng và các mầm bệnh khác. Vitamin C góp phần bảo vệ miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch và hàng rào biểu mô trong việc chống lại mầm bệnh xâm nhập cũng như sự tấn công oxy hóa của các gốc tự do. Chính vì thế, thiếu vitamin C sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dễ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, còi xương, viêm phổi,…
Khi thiếu sắt, cơ thể sẽ trở nên xanh xao, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, da khô và xuất hiện hiện tượng móng tay hình thìa. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C trong cơ thể thấp là một trong những nguyên nhân làm giảm đi sự hấp thu sắt từ chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, thiếu vitamin C còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Khi không được bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cần thiết, cơ thể của bạn sẽ trở nên mệt mỏi, chán nản, bực dọc và khó chịu. Nguyên nhân là vì vitamin C giúp chuyển hóa dopamin thành một chất dẫn truyền thần kinh khác gọi là norepinephrine – một loại hóc môn hỗ trợ làm tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời.
Do đó, thiếu vitamin C khiến cho nồng độ norepinephrine hạ thấp, dẫn đến kích hoạt cảm giác chán nản hoặc lo lắng trong não bộ. Tuy nhiên, những triệu chứng bất thường về cảm xúc này có thể biến mất nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin C trong vòng 24 giờ.
Thiếu vitamin C thường khiến cơ thể lừ đừ, mệt mỏi, dễ có cảm giác chán nản và lo âu không rõ nguyên nhân
Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn bằng cách hỗ trợ tăng cường “đốt cháy” các tế bào mỡ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có nồng độ vitamin C đầy đủ có thể “đốt cháy” nhiều hơn 30% chất béo trong một đợt tập thể dục vừa phải so với những người có tình trạng vitamin C thấp. Ngược lại, khi vitamin C trong máu thấp, cơ thể càng có xu hướng tích tụ mỡ thừa, khiến tình trạng cân nặng khó kiểm soát hơn.
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa mạnh. Vào cơ thể, vitamin C có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do – vốn là nguyên nhân gây ra stress, viêm nhiễm, tổn thương tế bào, dẫn đến hình thành nhiều căn bệnh mạn tính như tim mạch và tiểu đường,…
Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy, những người trưởng thành có hàm lượng vitamin C trong máu thấp thường có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn 40% so với những người có hàm lượng vitamin C trong máu cao. Vì thế, bạn cần tích cực chú ý đến hàm lượng vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày để phòng ngừa sớm các rủi ro tim mạch có thể xảy ra.
Thông thường, các bác sĩ sẽ bắt đầu chẩn đoán một người có bị thiếu vitamin C hay không dựa trên việc quan sát bằng mắt các triệu chứng thiếu vitamin C mà người đó đang gặp phải – đây được gọi là bước chẩn đoán lâm sàng. Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ quan sát toàn diện để tìm các dấu hiệu xuất huyết dưới da, xuất huyết võng mạc, xuất huyết nướu, xuất huyết nang lông trên cơ thể bạn. Đồng thời, bạn có thể được yêu cầu tiến hành thêm các thủ tục:
Cuối cùng, từ kết quả xét nghiệm cùng các triệu chứng lâm sàng ghi nhận được, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và đề ra phác đồ điều trị phù hợp.
Kiểm tra các dấu hiệu xuất huyết võng mạc và xuất huyết dưới da là một phần trong quy trình chẩn đoán thiếu vitamin C
Là một vi chất thiết yếu đối với cơ thể, thiếu vitamin C có thể gây nên hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác nhau, bao gồm:
Một trong những căn bệnh phổ biến nhất đối với người bị thiếu vitamin C mức độ nặng chính là bệnh Scorbut. Các dấu hiệu cảnh báo sớm căn bệnh này có thể bao gồm mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chán ăn, đau nhức xương khớp,…Bệnh Scorbut nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, viêm nướu, xuất huyết da, chảy máu chân răng, mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, phát ban và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Tình trạng thiếu vitamin C kéo dài thường khiến cho tuyến giáp tiết quá nhiều hormone, gây nên bệnh đến cường giáp. Bệnh này thường khiến vùng cổ của bạn sưng to lên, gây khó nuốt, sa sút cân nặng, tim đập nhanh, tâm trạng bất ổn, thường xuyên hồi hộp, run rẩy và thậm chí có thể khiến phụ nữ bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, việc tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn được xem là một biện pháp tất yếu để bạn có thể phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này.
Thiếu vitamin C gây ra bệnh cường giáp khiến vùng cổ người bệnh sưng to
Sắt là thành phần chính của huyết sắc tố hemoglobin – một protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi tế bào. Trong khi đó, bổ sung vitamin C lại giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt. Do đó, khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin C, quá trình hấp thu sắt diễn ra kém hiệu quả, khiến cơ thể bị thiếu hụt “nguyên liệu” để tổng hợp nên huyết sắc tố hemoglobin và gây ra bệnh thiếu máu.
Vitamin C không chỉ là dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch mà còn giúp làm chắc răng và bảo vệ sức khỏe nướu. Nghiên cứu cho thấy, thiếu axit ascorbic có thể ảnh hưởng đến giai đoạn đầu của bệnh viêm nướu và là nguyên nhân chính gây nên tình trạng chảy máu kẽ răng. Do đó, để đề phòng tình trạng chảy máu nướu bất ngờ, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể thông qua việc ăn nhiều thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C hoặc dùng các loại thuốc bổ sung vi chất theo chỉ định của bác sĩ.
Làn da của bạn rất cần có vitamin C bởi chúng là tác nhân chính tham gia vào quá trình sản xuất collagen, một loại protein có nhiều trong các mô liên kết như da, tóc, khớp,… Khi thiếu vitamin C, làn da của bạn sẽ không được bảo vệ tốt và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, vi khuẩn, khói bụi, ô nhiễm và dẫn đến tình trạng lão hóa sớm.
Thiếu vitamin C trong thời gian dài thường khiến da nhợt nhạt, sần sùi, kém săn chắc và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, một thành phần quan trọng của xương và sụn. Khi thiếu vitamin C, quá trình sản xuất collagen giảm, gây ra sự suy yếu của xương, dẫn đến các bệnh như loãng xương và thoái hóa khớp. Các triệu chứng bao gồm đau nhức khớp, cảm giác khó chịu khi di chuyển hoặc đi bộ dù trước đó bạn không hề có tiền sử bị đau khớp hoặc viêm khớp.
Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cải thiện độ co dãn của các mạch máu. Vì thế, khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết sẽ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm như bệnh suy giảm chức năng tim mạch, tắc nghẽn động mạch do xơ vữa, thậm chí góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ung thư thường được gây ra bởi sự bất thường trong DNA. Trong khi đó, các gốc tự do là những điện tử electron có thể gây ra tổn thương tế bào ở cấp độ DNA, tạo nên các sự biến đổi gen liên quan đến ung thư. Ngược lại, vitamin C lại có tính chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do nên cũng giúp cơ thể ngăn ngừa sớm được căn bệnh nguy hiểm này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin C từ các nguồn thực phẩm tự nhiên có thể giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tụy. Nói cách khác, bổ sung vitamin C đầy đủ hoàn toàn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe thấy rõ trong việc nâng cao khả năng chống chọi bệnh tật của cơ thể.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin C giúp bạn phòng ngừa được các mầm bệnh ung thư nguy hiểm
Để phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu vitamin C, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày, chẳng hạn như: ổi, cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi, táo, xoài, đào, nho, cải bó xôi, cải xoăn, cải ngọt, cải thìa, bông cải xanh,…
Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C cần phải dựa trên liều lượng thích hợp, tránh tình trạng cơ thể bị dư thừa vitamin C dẫn đến phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để đảm bảo sức khỏe toàn diện, mỗi đối tượng – tùy vào độ tuổi và giới tính nên bổ sung vitamin C theo đúng hàm lượng khuyến nghị sau:
Đặc biệt, những người có thói quen hút thuốc nên bổ sung thêm 35mg vitamin C mỗi ngày vì thuốc lá sẽ làm giảm đi sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Khi bị thiếu vitamin C, bạn nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và kết hợp uống các loại thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng khôi phục hàm lượng vitamin C trong cơ thể. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể cân nhắc để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình:
Tên thực phẩm | Hàm lượng vitamin C trong 100g thực phẩm (mg) | Phần trăm giá trị dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày |
Ổi | 228 | 254 |
Ớt chuông đỏ | 127 | 142 |
Bông cải xanh | 91 | 101 |
Bắp cải Brussels | 85 | 95 |
Kiwi | 75 | 83 |
Vải thiều | 71.5 | 79 |
Hồng xiêm | 66 | 73 |
Đu đủ | 61 | 68 |
Dâu | 56 | 62 |
Cam | 55 | 60 |
Chanh | 53 | 59 |
Bắp cải tím | 36 | 41 |
Cải bó xôi | 28 | 31 |
Cà chua | 14 | 15 |
Cherry | 7 | 8 |
Ngoài những thực phẩm kể trên thì để giúp cơ thể tăng cường hấp thu vitamin C, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm các viên uống vitamin C theo chỉ định của bác sĩ để bổ sung đầy đủ loại vitamin này cho cơ thể.
Có thể mất từ 1 – 3 tháng để khắc phục tình trạng thiếu vitamin C. Thông thường, những bệnh nhân bị thiếu vitamin C có thể nhận thấy sự cải thiện đáng kể về tình trạng sức khỏe sau khi bắt đầu bổ sung chất dinh dưỡng này chỉ sau 24h00. Cụ thể, kể từ lúc bổ sung vitamin C đầy đủ, các triệu chứng:
Lưu ý rằng tùy vào cơ địa và mức độ thiếu hụt vitamin C của mỗi người mà thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đối với những hậu quả nghiêm trọng do thiếu hụt vitamin C như biến dạng răng, mất răng là không thể phục hồi. Đó là lý do tại sao bạn nên cố gắng bổ sung vitamin C từ sớm để kịp thời ngăn ngừa tình trạng rối loạn dinh dưỡng nguy hiểm này.
Hãy đến gặp bác sĩ bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu thiếu vitamin C sau:
Trên đây là những thông tin cơ bản về 15 dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng thiếu vitamin C mà bạn có thể dễ dàng nhận biết tại nhà. Để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh thiếu hụt vitamin C, bạn cần cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn hàng ngày cũng như dùng thuốc bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết thiếu vitamin C nên ăn gì hoặc chưa biết cách kết hợp các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn dinh dưỡng của mình sao cho đúng, hãy nhanh chóng đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome hoặc gọi đến số hotline 1900 633 599 để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn kịp thời.