Cách đo chiều cao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà như thế nào để chính xác, cần lưu ý điều gì? Ngoài cân nặng, chiều cao được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp bố mẹ theo dõi sự tăng trưởng của trẻ theo từng giai đoạn phát triển, cũng như nhận biết tình trạng sức khỏe bất thường của trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp thời.
Chiều cao hoặc chiều dài của trẻ là khoảng cách được tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Trong đó, chiều cao được đo khi trẻ đứng – áp dụng với trẻ trên 2 tuổi; còn chiều dài được đo khi trẻ nằm – áp dụng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa thể đứng vững và đi lại.
Trẻ em phát triển nhanh nhất khi còn là trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn mầm non và những năm đầu đi học, sự phát triển về chiều cao vẫn diễn ra đều đặn và được tích lũy dần theo từng năm ở cả bé trai và bé gái.
Chính vì thế, việc đo chiều cao giúp bạn thấy được tốc độ phát triển thể chất cũng như nhiều điều quan trọng khác về tình trạng sức khỏe chung của bé. Nếu một đứa bé đang gặp các vấn đề về bệnh lý – chẳng hạn như cơ thể thiếu chất do chế độ dinh dưỡng kém – thì sự tăng trưởng chậm về chiều cao cũng sẽ phản ánh được các vấn đề sức khỏe này.
Thường xuyên đo chiều cao cho trẻ sẽ giúp bố mẹ đánh giá đường tình trạng phát triển thể chất của con.
Nếu con bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn có thể tiến hành đo chiều cao trẻ bất kỳ khi nào bạn thích. Tuy nhiên, nếu thời điểm đo chiều cao của bé quá sát nhau, bạn có thể sẽ không thấy được sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vậy, tần suất đo chiều cao cho bé bao lâu thì phù hợp?
Theo NHS:
Bên cạnh đó, theo Viện Y Tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, các cột mốc quan trọng trên chặn đường phát triển thể chất của bé mà bạn không nên bỏ lỡ khi tiến hành đo chiều cao cho bé là:
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu tăng tần suất đo chiều dài / chiều cao cho bé nếu cần theo dõi sát sao tốc độ phát triển hoặc khi nghi ngờ bé mắc các bệnh lý :
Việc đo chiều cao nhiều lần và thường xuyên giúp các bậc phụ huynh biết được con cái của mình phát triển như thế nào theo thời gian. Sau đó, bố mẹ có thể so sánh sự phát triển của con mình với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và giới tính để biết được con mình đang ở đâu trên bản đồ chiều cao trung bình của quốc gia và thế giới.
Nếu chúng ta chỉ đo chiều cao của trẻ một lần mà không có sự so sánh hay đối chiếu với số liệu tăng trưởng chung, bạn sẽ không thể biết được con mình có đang phát triển bình thường không.
Trong trường hợp trẻ không đạt đủ chiều dài/ chiều cao như khuyến cáo, bố mẹ cần chú ý theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám bác sĩ để có biện pháp cải thiện/ can thiệp kịp thời mang đến cho trẻ cơ hội phát triển bình thường.
Có nhiều cách đo chiều cao tại nhà khác nhau cho trẻ. Nhìn chung, để đo chính xác chiều cao/ hoặc chiều dài của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà bố mẹ cần chuẩn bị những vật dụng sau:
Tùy thuộc vào độ tuổi của từng trẻ mà bố mẹ sẽ áp dụng những cách đo chiều cao trẻ sơ sinh khác nhau. Cụ thể:
Cách đo chiều cao ở tư thế nằm thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa thể đứng vững. Để đo chính xác chiều dài của trẻ tại nhà nên có 2 người cùng thực hiện, các bước như sau:
Cách đo chiều cao ở tư thế nằm đòi hỏi trẻ nằm yên, trong trạng thái bình tĩnh không giãy nãy, khóc lóc hay quấy phá. Đây cũng là cách đo chiều cao tại nhà chính xác, phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện nhất cho trẻ sơ sinh chưa thể tự đi đứng được.
Đo chiều dài với tư thế nằm áp dụng với những trẻ chưa thể đứng vững trên 2 chân và thường có 2 người để hỗ trợ đo.
Nếu trẻ từ 2 tuổi trở lên, có thể đứng vững và duy trì tư thế đứng thẳng dựa vào tường, bố mẹ nên áp dụng cách đo chiều cao cho trẻ ở tư thế đứng, các bước như sau:
Lưu ý cách đo chiều cao ở tư thế đứng cần yêu cầu trẻ bỏ giày, tất, quần áo rườm rà, không cột tóc hoặc sử dụng các phụ kiện tóc (với bé gái)… Thực hiện đo ít nhất 2 lần để đảm bảo chính xác.
Với cách đo chiều cao ở tư thế đứng, bố mẹ nên thực hiện đo ít nhất 2 lần để tăng độ chính xác
Trong trường hợp bạn không có thước dây, bạn có thể dùng cách đo chiều cao không cần thước với tờ tiền giấy, điện thoại di động hay bất kỳ chiếc giày/dép nào của bạn để hỗ trợ đo chiều cao cho trẻ.
Các bước tiến hành về cơ bản như sau:
Đây là cách đo chiều cao nhanh chóng, hiện đại tuy nhiên vẫn có thể có một chút sai số nhất định. Hiện nay, hầu hết điện thoại thông minh đều có tích hợp một số ứng dụng giúp đo chiều cao cho trẻ chính xác, đồng thời đưa ra những nhận xét về chiều cao so với độ tuổi, gợi ý bố mẹ về tình trạng phát triển của trẻ để có cách can thiệp kịp thời.
Bố mẹ có thể truy cập cửa hàng ứng dụng của điện thoại (CH Play với Android và AppStore với iPhone), tìm kiếm ứng dụng đo chiều cao và tải về đo cho trẻ hàng tháng. Mẹo nhỏ, để đảm bảo đo chiều cao cho trẻ chính xác bố mẹ nên xem qua các đánh giá của người dùng trước khi tải ứng dụng về thiết bị.
Khi đo, bố mẹ lưu ý giữ điện thoại ở vị trí ổn định đồng thời đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo đo chiều cao trẻ một cách chính xác nhất.
Nhận biết sớm các bất thường trong việc tăng trưởng chiều cao của trẻ cho phép phụ huynh và bác sĩ có thể can thiệp sớm để điều trị các rối loạn tăng trưởng kịp thời. Chiều cao, cân nặng của trẻ được xem là bình thường khi các chỉ số tương ứng với chuẩn chiều cao và cân nặng của WHO. (3)
Ví dụ: trẻ 12 tháng tuổi sẽ đạt chiều cao chuẩn là 73.3-74 cm, nặng 8.9-9.6 kg.
Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ có sự chênh lệch so với chuẩn. Bởi mỗi đứa trẻ là những cá thể khác nhau và có những cột mốc khác triển khác nhau. Nếu trẻ có cân nặng và chiều cao dưới chuẩn hoặc vượt chuẩn không quá 3%, được xem là bình thường và không cần theo dõi.
Đo chiều cao và đối chiếu với chuẩn chiều cao và cân nặng của WHO để biến con bạn phát triển dưới chuẩn, đúng chuẩn hay vượt chuẩn
Tuy nhiên, nếu chiều cao của trẻ em thấp hơn ít nhất từ 3-5% chiều cao trung bình của các bạn cùng lứa tuổi và giới tính thì chứng tỏ bé đã mắc hội chứng thấp lùn (short stature). (4)
Trong trường hợp chiều cao thấp hơn chuẩn, kèm theo các dấu hiệu bất thường như trẻ biếng ăn, trẻ chậm/ hoặc không tăng cân, hay quấy khóc, kém linh hoạt… cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Đo chiều cao của bé định kỳ và so sánh đối chiếu chiều cao của bé với bảng chiều cao chuẩn là cách tốt nhất để theo dõi tốc độ tăng chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sau khi đo được chiều cao của trẻ, phụ huynh hãy đối chiếu chiều cao của bé mà bạn đo được với bảng chiều cao cân nặng của trẻ, để biết con có theo kịp đà tăng trưởng hay không mẹ nhé.
Trung bình, trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, mỗi tháng trẻ sẽ tăng từ 1.5-2.5cm. Từ 6-12 tháng tuổi, trẻ tăng trung bình 1-1.5 cm/tháng.
Khi đã áp dụng nhiều cách đo chiều cao khác nhau nhưng vẫn thấy trẻ không tăng chiều cao theo chuẩn, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, đưa bé đến phòng khám đa khoa gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không được tự ý “nhồi nhét” cho trẻ dùng các loại siro, thuốc, thực phẩm chức năng, sữa tăng trưởng chiều cao mà không biết nguyên nhân gây rối loạn tăng trưởng của trẻ đến từ đâu, hoặc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Đến với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, bé sẽ được khám sức khỏe tổng quát định kỳ, bác sĩ sẽ đo chiều dài/ chiều cao và cân nặng và đánh dấu sự tiến triển của bé trên biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn. Trong trường hợp bé trong đạt được chiều cao/ chiều dài trung bình, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân để giúp bố mẹ cải thiện chiều cao cho trẻ.
Nutrihome với hệ thống máy móc hiện đại là cách đo chiều cao tiên tiến chính xác đến hàng thập phân
Đặc biệt khi trải nghiệm dịch vụ tư vấn Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ tại Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome, với hệ thống máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất khu vực, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được cơ thể bé đang bị thiếu vi chất dinh dưỡng nào để bố mẹ kịp bổ sung cho phù hợp.
Nếu nghi ngờ do mắc các bệnh lý nguy hiểm mà bé chậm lớn, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, chụp X-quang, quét cơ thể hoặc não để tìm kiếm nguyên nhân khiến bé phát triển lệch chuẩn.
Một số bệnh lý trẻ có thể mắc phải như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng, hội chứng Turner…là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp chiều cao của trẻ, thường không thể được phát hiện tại nhà mà chỉ có thể được chẩn đoán khi bố mẹ dắt bé đến gặp bác sĩ. Vì thế, để tăng chiều cao cho trẻ tối ưu nhất, bố mẹ hãy đưa trẻ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome gần nhất để được tư vấn.
Không chỉ thăm khám, đo chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ từ 1 đến 5 tuổi mà Nutrihome còn hỗ trợ bố mẹ nhiều cách đo chiều cao cho trẻ trưởng thành chính xác nhất theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo bố mẹ sẽ theo kịp nhịp phát triển của trẻ khi đến tuổi trưởng thành, đặc biệt là trong giai đoạn vàng “tiền dậy thì và dậy thì” để kịp thời can thiệp, tối ưu hóa chiều cao cho trẻ đến tuổi trưởng thành ở mức tối đa.
Trên là những thông tin cơ bản nhất về cách đo chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà, cũng như hướng dẫn bố mẹ cách theo dõi những bất ổn trong sự phát triển của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh đang nuôi dạy con nhỏ và đang tìm cách tối đa hóa tiềm năng tăng trưởng chiều cao cho các cháu tại nhà.