Bà bầu bị thiếu sắt trong các giai đoạn của thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc bổ sung sắt cho bà bầu để phòng tránh cơ thể thiếu loại khoáng chất này rất quan trọng.
Sắt hay còn gọi là chất sắt (ký hiệu hóa học là Fe) là khoáng chất chính của quá trình hình thành hồng cầu, là thành phần của huyết sắc tố…. Do đó, cơ thể con người không thể thiếu loại vi chất này và cần được bổ sung đủ hàm lượng theo nhu cầu khuyến nghị. Đặc biệt, cung cấp đủ lượng sắt cơ thể cần trong các giai đoạn thai kỳ là cực kỳ quan trọng.
Thiếu máu ở phụ nữ có thai được định nghĩa là nồng độ hemoglobin dưới 110 g/l ở mực nước biển (1). Theo WHO, có khoảng 40% mẹ bầu bị thiếu máu trong thai kỳ. Trong đó, 52% phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt. Đây được xem là con số đáng báo động các mẹ bầu không nên chủ quan. Bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng.
Bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ sẽ giúp tăng cường sức khỏe và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bởi chất sắt không chỉ giúp bà bầu duy trì hoạt động của hầu hết các chức năng quan trọng của cơ thể, vận chuyển oxy, điều hòa thân nhiệt, tăng sự tập trung và nhận thức, tăng cường quá trình tiêu hóa và hệ miễn dịch… mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong bụng.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, khối lượng máu và nhu cầu sản xuất hồng cầu của cơ thể mẹ bầu sẽ ngày càng tăng cao, điều này nhằm giúp việc cung cấp oxy, vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, lượng sắt bà bầu cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày tương đối lớn so với người bình thường.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và nhu cầu phát triển của thai nhi, tất cả phụ nữ mang thai nên bổ sung 60 mg sắt nguyên tố cho cơ thể mỗi ngày. Không chỉ giai đoạn mang thai, người mẹ nên bổ sung sắt liên tục cho đến sau khi sinh 1 tháng để tránh thiếu máu cũng như tăng tốc độ hồi phục của cơ thể.
Trong trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng sắt cho cơ thể nhiều hơn khoảng 100 mg sắt/ ngày. Hoặc thậm chí có thể yêu cầu mẹ bầu nằm viện để bổ sung.
Theo đó, với thắc mắc nên bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy, ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng cho biết, bà bầu nên bổ sung sắt cho cơ thể trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng bổ sung khoáng chất này ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là 2 giai đoạn nhu cầu sắt của thai phụ tăng cao nhất nhằm đáp ứng sự tăng trưởng vượt trội của thai nhi.
Để duy trì sức khỏe và đảm bảo quá trình tăng trưởng của thai nhi mẹ bầu nên bổ sung sắt trong suốt thai kỳ.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu sắt và bổ sung lượng sắt cần thiết cho bà bầu sẽ đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Dưới đây là các dấu hiệu phụ nữ mang thai bị thiếu sắt cần xem xét bổ sung sắt cho bà bầu ngay lập tức:
Tình trạng thiếu sắt ở bà bầu nếu kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Do đó việc sớm phát hiện và can thiệp kịp thời mang ý nghĩa rất quan trọng. Nếu đang có kế hoạch mang thai hoặc đang trong thai kỳ mẹ nên chú ý quan sát các dấu hiệu của cơ thể để phát hiện tình trạng thiếu sắt sớm nhất. Hoặc mẹ bầu cũng có thể thực hiện xét nghiệm vi chất dinh dưỡng để biết mức độ thừa/ thiếu sắt của cơ thể từ đó có cách can thiệp phù hợp.
Tư vấn xét nghiệm vi chất tại Nutrihome là dịch vụ được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn
Hệ thống phòng khám Nutrihome là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy xét nghiệm vi chất dinh dưỡng UPLC với độ đặc hiệu và độ nhạy cao, từ đó giúp phát hiện sớm và chính xác tình trạng thiếu sắt ở bà bầu.
Từ kết quả xét nghiệm, tùy mức độ thiếu sắt của mẹ bầu mà các chuyên gia dinh dưỡng của Nutrihome sẽ xây dựng phác đồ điều trị thiếu sắt hiệu quả thông qua xây dựng thực đơn ăn uống khoa học giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu sắt tốt hơn hoặc chỉ định sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung sắt trong thai kỳ.
Khoáng chất sắt rất quan trọng đối với bà bầu, dù vậy, lượng sắt cần thiết cho bà bầu trong mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ không giống nhau. Chuyên gia hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu tại các giai đoạn thai kỳ, cụ thể như sau:
Chuyên gia khuyến khích, cách bổ sung sắt cho bà bầu an toàn, tốt nhất và hiệu quả nhất nên đến từ các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Dù vậy, do nhu cầu sắt tăng cao trong các giai đoạn thai kỳ, hàm lượng sắt từ thực phẩm sẽ không đủ đáp ứng nên mẹ bầu cần cung cấp sắt cho cơ thể từ thuốc sắt, các sản phẩm bổ sung dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Các thực phẩm tự nhiên giàu sắt là nguồn bổ sung sắt cho bà bầu an toàn nhất, được các chuyên gia khuyến khích.
Cơ thể bà bầu nếu thiếu sắt nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt để bổ sung loại khoáng chất này. Trong thực phẩm sắt tồn tại dưới 2 dạng là: Sắt có chứa heme (từ động vật) và sắt non – heme/ hay không chứa heme (từ thực vật). Cụ thể như sau:
Loại sắt | Tình trạng hấp thu | Nguồn cung cấp |
Sắt heme | – Cơ thể hấp thu dễ gấp 10 lần so với sắt non-heme
– Nguồn cung cấp sắt tốt, có giá trị sinh học cao |
– Các loại thịt: thịt bò, thịt heo, thịt bê, thịt cừu, thịt gà
– Các loại cá: cá mòi, cá hồi, cá ngừ – Hải sản: cua, tôm, sò, hến – Nội tạng động vật: gan, thận… |
Sắt non-heme | – Cơ thể hấp thụ khó so với sắt heme
– Nguồn cung cấp sắt không đáng kể |
– Các loại đậu: đậu hà lan, đậu đỏ, đậu xanh…
– Các loại rau củ: bắp cải, bông cải xanh, cà chua, củ cải, khoai tây, giá đỗ… – Các loại hạt và trái cây sấy khô – Bánh mì, các loại ngũ cốc – Trứng |
Mặc dù việc bổ sung sắt cho bà bầu từ thực phẩm được khuyến khích vì nó an toàn sức khỏe, tuy nhiên nguồn thực phẩm tự nhiên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sắt mẹ bầu cần, nhất là ở giai đoạn 2 và 3 – được xem là các giai đoạn vượt trội của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp thêm sắt cho cơ thể từ các sản phẩm bổ sung, thuốc (dưới 2 dạng là sắt vô cơ và sắt hữu cơ).
Lưu ý, khi bổ sung sắt từ thuốc/ hoặc các sản phẩm có chứa sắt mẹ bầu cần kiểm tra tình trạng thiếu hụt sắt của cơ thể cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro xấu do sắt dư thừa gây ra. Bổ sung sắt dư thừa sẽ làm gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây cảm giác ăn không ngon miệng, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của con yêu.
Bổ sung sắt khi mang thai là vấn đề quan trọng với các mẹ bầu, nhưng bổ sung sắt như thế nào để cơ thể tăng hấp thu cũng quan trọng không kém. Theo đó, để tăng hấp thu sắt cho cơ thể khi sử dụng thuốc, các sản phẩm bổ sung mẹ bầu nên bỏ túi các típ sau:
Uống thuốc sắt với các thực phẩm/ thức uống giàu vitamin C sẽ tăng hiệu quả hấp thu.
Sắt tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, vì vậy, nếu mẹ bầu bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Hậu quả của việc không bổ sung sắt cho bà bầu hoặc bổ sung thiếu sắt như sau:
Tương tự thiếu sắt, với tình trạng thừa sắt bà bầu và thai nhi cũng sẽ gặp nhiều hệ lụy sức khỏe. Theo đó, khi lượng sắt cung cấp cho cơ thể dư thừa sẽ khiến quá trình vận chuyển máu và oxy từ mẹ sang thai nhi khó khăn, dẫn đến thai nhi chậm phát triển, sinh ra nhẹ cân, gia tăng nguy cơ tử vong.
Trẻ sinh ra nhẹ cân, ốm yếu là hậu quả của việc bổ sung sắt cho bà bầu dư thừa.
Chưa kể, lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể mẹ bầu lâu dần có thể gây đái tháo đường (do chức năng của tụy bị rối loạn), suy giảm chức năng gan dẫn đến suy gan, suy lách, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ…
Một số dấu hiệu nhận biết thừa sắt ở mẹ bầu là: buồn nôn/ nôn; người luôn cảm thấy khó chịu; thở nhanh, nhịp tim nhanh; lơ mơ; đau bụng tiêu chảy…
Làm thế nào để bổ sung sắt cho bà bầu an toàn, hiệu quả luôn là mối quan tâm của các mẹ bầu. Đừng quá lo lắng, hãy ghi lại những điểm cần lưu ý khi bổ sung sắt cho phụ nữ có thai từ chuyên gia của Nutrihome dưới đây để thêm yên tâm và tăng hấp thu sắt mẹ nhé!
Để biết chính xác lượng sắt cần thiết cho bà bầu là bao nhiêu, nên bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy, bổ sung sắt cho bà bầu thế nào để an toàn và hiệu quả… phụ nữ mang thai nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn bổ sung chất sắt đúng và đủ cho thai kỳ khỏe mạnh. Hy vọng, những thông tin chia sẻ của chuyên gia sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe và có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, hạnh phúc.