4 nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em mẹ nên biết để phòng ngừa

14/09/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Giám đốc Y khoa miền Bắc
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Suy dinh dưỡng ở trẻ em kéo dài sẽ để lại hậu quả nặng nề về thể chất, trí tuệ, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em để cải thiện tình trạng, giúp trẻ đạt được sự phát triển thể chất tối ưu là vô cùng cần thiết.

Bài viết với sự tư vấn chuyên môn của PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y khoa Miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em xảy ra khi cơ thể không nhận đủ lượng chất dinh dưỡng, calo và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng. Tình trạng này phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi và để lại hậu quả nặng nề: trẻ còi cọc, chậm phát triển hành vi và trí não, giảm khả năng miễn dịch. Trường hợp nghiêm trọng, suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể dẫn tới tử vong.

4 nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em mẹ nên biết để phòng ngừa

Nếu thấy trẻ có những triệu chứng sau mẹ hãy nghĩ ngay đến khả năng bé bị suy dinh dưỡng và đừng chần chừ mang trẻ đi khám bác sĩ: Cân nặng không tăng trong nhiều tháng liền, thậm chí giảm đột ngột; Mệt mỏi, chán ăn, ít vận động; Mất chất béo (mô mỡ); Lâu lành các vết thương; Hay bị bệnh vặt về đường hô hấp, tiêu hóa… do hệ miễn dịch suy yếu…

Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em

Dù trẻ vẫn vui chơi, sinh hoạt bình thường nhưng việc cân nặng “đứng im” nhiều tháng liền chính là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị suy dinh dưỡng. Lúc này, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em để có cách khắc phục kịp thời.

Nhìn chung, suy dinh dưỡng ở trẻ em thường do 4 nguyên nhân dưới đây:

Trẻ sinh non hoặc thiếu dinh dưỡng lúc chào đời

Mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc một số bệnh lý trong giai đoạn mang thai sẽ cản trở sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Hậu quả là trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng khi chào đời, dẫn tới suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời.

Chế độ ăn uống nghèo dưỡng chất

Khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ xảy ra. Việc này thường bắt nguồn từ sai lầm trong cách nuôi trẻ của mẹ, chẳng hạn:

  • Không cho trẻ bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời hoặc mẹ cai sữa quá sớm. Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ em. Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và không nên cai sữa sớm cho trẻ. Một số mẹ cai sữa sớm cho con mà không “bù đắp” đủ lượng dinh dưỡng cần thiết khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ sinh non hoặc thiếu dinh dưỡng lúc chào đời

  • Cho trẻ ăn dặm sai cách như thiếu số lượng hoặc chất lượng các chất dinh dưỡng; ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) hoặc quá muộn (sau 6 tháng tuổi).
  • Chế biến thức ăn cho trẻ sai cách: thiếu hoặc thừa chất đạm, không cho bé ăn dầu mỡ, chiều theo sở thích ăn các món ít dinh dưỡng (như khoai tây chiên, snack, nước ngọt…) của bé, lượng sữa bé uống ít hơn so với khuyến nghị… Ngoài ra, nhiều mẹ không nắm rõ phương pháp chế biến, vô tình làm mất đi dưỡng chất có trong thực phẩm, khiến bé ăn đủ lượng nhưng không tăng cân.
  • Kiêng khem quá mức khi bé bị bệnh, chỉ cho bé ăn cháo muối, cháo đường trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cơ thể bé thiếu chất, suy kiệt dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ.

> Xem thêm: Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Có vấn đề sức khỏe tâm thần

Một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn những trẻ bình thường khác. Bên cạnh đó, một số trẻ mắc chứng chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn kéo dài cũng dễ khiến cơ thể thiếu chất, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Do bệnh lý

Các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa tái phát, biến chứng hậu sởi, lỵ, tiêu chảy kéo dài… cũng chính là “thủ phạm” gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Vì các căn bệnh này cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa, khiến cơ thể trẻ thiếu hụt dưỡng chất để tăng trưởng.

Không chỉ vậy, nhiều mẹ còn lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho trẻ. Việc làm này làm chậm quá trình lên men của lợi khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và biếng ăn kéo dài. Bệnh lý của trẻ không khỏi mà ngày càng nặng thêm.

Trẻ suy dinh dưỡng do bệnh lý

Bên cạnh đó, nếu trẻ mắc một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy thận, suy tim, các bệnh về tim mạch… nguy cơ bị suy dinh dưỡng là khá cao.

Cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ cách nào?

Khi đã xác định được nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ, với những trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa, mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà bằng cách:

– Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ phù hợp với nhu cầu. Cung cấp đầy đủ protein (gấp đôi so với trẻ bình thường), năng lượng (gấp 1,5 lần). Chú ý thêm chất béo (bao gồm chất béo động vật và chất béo thực vật) vào mỗi bữa ăn của trẻ.

> Xem thêm: Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

– Chia nhỏ bữa ăn, sao cho khoảng cách giữa các bữa không quá gần nhau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: khoảng cách giữa các bữa ăn không quá 2 giờ.
  • Trẻ lớn: Các bữa chính nên cách nhau 4 giờ, sau bữa chính 1-2 giờ mới cho ăn bữa phụ.

– Cho trẻ uống sữa cao năng lượng (> 1 kcalo/kg), nhưng không vượt quá 20% năng lượng khẩu phần hàng ngày.

– Bổ sung các vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ (như kẽm, lysine, vitamin D, vitamin A…) theo chỉ định của bác sĩ.

– Khuyến khích trẻ vận động để hỗ trợ quá trình chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn.

– Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm (trước 21 giờ với trẻ chưa đi học, trước 22 giờ với trẻ đã đi học), ngủ đủ giấc (trên 14 tiếng với trẻ dưới 1 tuổi, 12 – 14 tiếng với trẻ 1 – 3 tuổi, 10 – 12 tiếng với trẻ 3 – 5 tuổi).

Cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp

Riêng với những trẻ suy dinh dưỡng nặng và suy dinh dưỡng rất nặng, mẹ cần đưa trẻ nhập viện điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề về thể chất, trí tuệ, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Do đó, dù trẻ mới bị suy dinh dưỡng hay đã gặp tình trạng này trong thời gian này, mẹ cũng cần đưa bé đến khám tại các cơ sở, trung tâm dinh dưỡng uy tín.

Đến khám tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, trẻ sẽ được các chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm đo khám kỹ lưỡng, đánh giá các chỉ số cơ thể quan trọng để xác định nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, kỹ sư tiết chế của Nutrihome sẽ xây dựng thực đơn cá nhân hóa theo ngày, tuần, tháng dựa trên mức độ suy dinh dưỡng, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ cũng như trực tiếp hướng dẫn mẹ các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn một cách khoa học, đơn giản để mang đến những thực đơn ngon miệng, bổ dưỡng, từ đó cải thiện dần tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Rate this post
10:59 16/03/2023