Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

26/05/2021 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp, dù vậy bố mẹ cũng nên hiểu rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày để có cách can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn biến chứng và phát hiện các bệnh lý nguy hiểm khác có dấu hiệu tương tự. 

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.

Hiểu về chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha cho biết, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá phổ biến và không gây nguy hiểm. Nhưng tình trạng này hoàn toàn có thể dẫn đến các biến chứng hoặc là dấu hiệu của những bệnh lý khác. Do vậy, bố mẹ cần biết được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày là gì cũng như hiểu về các loại trào ngược ở trẻ để có cách xử trí, chăm sóc tốt nhất.

nôn trớ, biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất 

Trào ngược dạ dày thực quản

Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản làm cho trẻ bị nôn trớ sau khi ăn. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ vẫn tăng cân, phát triển bình thường.  

Nguyên nhân chủ yếu do axit nằm trong dạ dày bị đẩy lên kích thích thực quản, cổ họng trẻ. Đây là triệu chứng thường gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và không phải dấu hiệu của các bệnh lý như dị ứng thức ăn, tắc nghẽn đường tiêu hóa… Hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít và thường không nguy hiểm. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Khi trào ngược dạ dày thực quản sinh lý kéo dài, hoặc khi đã gây nên biến chứng thì nó đã diễn tiến thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dù vậy, bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Khác với chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể tự khỏi mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đối với những trẻ bị nặng và có biến chứng, bố mẹ nên đưa đi khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ (và phẫu thuật nếu cần) để trị dứt điểm bởi nó có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng ở trẻ như suy dinh dưỡng, còi cọc chậm lớn, viêm thực quản, hệ hô hấp yếu, viêm tai mũi họng…

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có thể do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do trẻ nằm ngay sau khi ăn hoặc đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa, cụ thể như sau:

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện

Cơ thắt thực quản dưới là vòng cơ nằm giữa dạ dày và thực quản. Cơ quan này đóng vai trò giữ cho thức ăn nằm trong dạ dày. Vòng cơ này hoạt động theo cơ chế luôn luôn đóng chặt trừ những lúc chúng ta nuốt thức ăn. Cơ quan này ở trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện để thực hiện đúng chức năng trên. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt cũng là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Tình trạng trào ngược dạ dày thường gặp nhất ở trẻ sinh non, có thể trạng kém.

trẻ sinh non, nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao

Những trẻ sinh non, thể trạng kém có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao

Trẻ nằm ngay sau khi ăn, không ợ hơi 

Việc cho trẻ nằm ngay sau khi ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược. Nhiều bố mẹ thường xuyên đặt trẻ nằm, đặc biệt là nằm ngửa ngay sau khi ăn, thức ăn chưa kịp tiêu hóa rất dễ bị đẩy ngược lên khiến bé bị trớ. 

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh là sữa – thức ăn dạng lỏng – nên cũng dễ khiến trẻ bị trào ngược nếu bú quá nhiều hoặc sau khi bú không được cho ợ hơi. 

Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa

Bố mẹ cần chú ý khi trẻ sơ sinh trào ngược quá nhiều, đặc biệt nếu kéo theo tình trạng không tăng cân, sụt cân, lười bú sữa… Bởi đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm: Viêm thực quản dị ứng, hẹp môn vị, mắc chứng không dung nạp thực phẩm (như sữa bò). Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh 

Nôn trớ sau khi ăn là biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường gặp. Ngoài ra, bố mẹ có thể nhận biết tình trạng này qua một số dấu hiệu khác như:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, đêm ngủ không sâu.
  • Trẻ biếng ăn sữa, chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng. 
  • Trẻ khó thở, thở khò khè, ho. Nhiều trường hợp trào ngược nghiêm trọng có thể khiến trẻ bị viêm phổi, ngừng thở, trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không phát hiện kịp thời. 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Trào ngược dạ dày là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, không phải bệnh lý. Tuy nhiên, nếu biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có đi kèm các triệu chứng dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám:

  • Trẻ không tăng trưởng hoặc tăng trưởng kém, sụt cân.
  • Trẻ nôn ói dữ dội kết hợp với các cơn co thắt cơ bụng kéo dài.
  • Trẻ nôn trớ nhiều chất lỏng có màu sắc khác thường như vàng, xanh lá cây hoặc nâu đậm, đôi lúc có máu. 
  • Trẻ không bú sữa.
  • Phân có máu.
  • Trẻ tím tái, khó thở, ho lâu và dai dẳng.
  • Trẻ khó chịu, khóc quấy khi ăn hoặc sau khi ăn xong.
  • Trẻ thường xuyên ợ nóng, ợ chua.
  • Miệng trẻ có mùi hôi hoặc chua miệng.

trào ngược dạ dày ở trẻ, khó chịu, quấy khóc, không bú

Nếu trào ngược dạ dày ở trẻ đi kèm khó chịu, quấy khóc sau khi ăn xong, không bú sữa… bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của bệnh tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng trẻ.

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Loại trừ nguyên nhân mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, còn lại nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày do chăm sóc chưa đúng cách thì bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế tình trạng này:

  • Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi ăn, bế bé ở tư thế đứng khoảng 30 phút sau mỗi bữa ăn và vỗ nhẹ vào lưng của bé nhằm kích thích bé ợ hơi, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
  • Với trẻ bú bình, bố mẹ nên chọn lựa loại núm vú bình sữa vừa với khuôn miệng trẻ, tránh chọn loại kích thước quá lớn hoặc dòng sữa chảy nhanh và mạnh. 
  • Chia khẩu phần sữa của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày, tăng số lần cho bú lên.
  • Giúp trẻ tập một số bài thể dục đơn giản như cử động tay chân, massage bụng để tiêu hóa tốt hơn, nhưng cần lưu ý không nên tập ngay sau khi cho trẻ ăn. 

Nếu biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ cần đưa trẻ đến đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh án của trẻ và có cách điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn như trẻ bị đau bụng, khó chịu thường xuyên, có thể cần thực hiện một số xét nghiệm.

Điều trị trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược dạ dày kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được các biến chứng như suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Khám trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ ở đâu?  Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome là một trong những cơ sở uy tín, quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm hàng đầu Việt Nam. Nutrihome với quy trình thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán và hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày, từ đó các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên, hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế tình trạng trào ngược. Đối với biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do bệnh lý, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp trẻ trị dứt điểm trào ngược, phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Rate this post
10:38 16/03/2023