Biểu hiện phổ biến của tăng động giảm chú ý là trẻ hiếu động quá mức kèm theo giảm tập trung chú ý. Căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp và học tập của trẻ nhỏ. Ba mẹ có thể tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng thường xảy ra ở trẻ em, bao gồm các yếu tố đặc trưng như: vội vàng, hấp tấp, không chú ý, bốc đồng hay hiếu động thái quá. Những biểu hiện trên thường được phát hiện và chẩn đoán từ khi trẻ còn nhỏ nhưng chúng cũng có thể tiếp diễn đến tuổi thiếu niên và trưởng thành.
Có ba dạng rối loạn tăng động giảm chú ý như sau:
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý để kịp thời phát hiện bệnh và tìm kiếm phương pháp điều trị ADHD thích hợp cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ tăng động là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm
12 Dấu hiệu nhận biết Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ thường được chia làm ba nhóm dấu hiệu chính:
Hiện nay, y học thế giới vẫn còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu và cơ sở thông tin để đưa ra kết luận chính xác về những nguyên nhân tăng động xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng, sự mất cân bằng giữa các hóa chất có trong não có thể là một trong những nguyên nhân bệnh tăng động.
Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra được sự bất thường trong hệ thống noradrenergic và dopaminergic của trẻ bị bệnh tăng động. Sự bất thường này trực tiếp làm giảm kích thích hoặc giảm hoạt động vùng não trên và vùng trước của não giữa ở trẻ.
Bên cạnh đó, nguyên nhân tăng động còn bao gồm các yếu tố tiềm ẩn như gen di truyền, hệ thống thần kinh cảm giác, sinh hóa, sinh lý và hành vi,…
Nguyên nhân trẻ tăng động có thể bắt nguồn từ gen di truyền. Nhiều nghiên cứu chỉ ra có khoảng 25% người cùng huyết thống với trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cũng mắc hội chứng này. Tỷ lệ trẻ sinh đôi cùng bị ADHD cũng tương đối cao càng chứng minh vai trò của gen di truyền bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Hiện các nhà khoa học vẫn đang tăng cường nghiên cứu để nhận diện các gen bệnh.
Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ em (ADHD) ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ, khả năng học tập của trẻ
Đây là một trong những giả thuyết nguyên nhân trẻ tăng động đầu tiên được đưa ra. Rất nhiều trẻ bị hoặc từng bị chấn thương não có một số dấu hiệu hành vi tương tự với rối loạn tăng động giảm chú ý. Khoảng ít hơn 5% trẻ nhỏ mắc hội chứng ADHD có bằng chứng bị tổn thương hệ thần kinh.
Nguyên nhân trẻ tăng động có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai. Nếu người mẹ thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ADHD ở các thế hệ tiếp theo. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác như: trẻ bị phơi nhiễm chì trước khi sinh, cân nặng khi sinh nhỏ hơn 1500g, cơ thể thiếu sắt, xuất hiện các cơn ngừng thở khi ngủ,…
Nhìn chung, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân trẻ tăng động. Tuy nhiên ba mẹ nên lưu ý các biểu hiện và nguyên nhân trên để chủ động trong việc phát hiện, đưa con đi thăm khám chuyên sâu kịp thời.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tránh những lầm tưởng như chính phương pháp nuôi dạy trẻ hoặc yếu tố xã hội là nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý, bởi không ít nghiên cứu đã chứng minh ADHD không xuất phát từ những nguyên nhân trên.
Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không? Mặc dù chưa thể chữa trị dứt điểm hội chứng ADHD do các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân trẻ tăng động. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị nhằm giảm bớt các triệu chứng như dùng thuốc, trị liệu tâm lý, giáo dục và đào tạo.
Thuốc điều trị có thể giúp cải thiện các triệu chứng giảm chú ý và hiếu động quá mức của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên kết hợp thêm liệu pháp tâm lý và chỉ cho trẻ sử dụng thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý theo sự chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn. Nếu cha mẹ phát hiện một số dấu hiệu của bệnh ở trẻ thì cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, nên thử các biện pháp điều trị thay thế thuốc khác đã được thử nghiệm và kiểm chứng hiệu quả sau đây:
Nguyên nhân trẻ tăng động có thể không đến từ dinh dưỡng, tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ tăng động
Lựa chọn chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ, tập trung bổ sung những thực phẩm có lợi cho hoạt động của não bộ, bởi một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có vai trò nhất định trong việc tác động các triệu chứng ADHD. Những thực phẩm đó bao gồm thực phẩm giàu protein, carbohydrate phức hợp, axit béo omega 3 và các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu. Thêm vào đó, cha mẹ cần tránh cho trẻ mắc hội chứng ADHD ăn các loại phụ gia thực phẩm, chất kích thích, caffeine, đường, màu nhân tạo,…
Cha mẹ có thể giúp trẻ điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý thông qua việc điều trị tâm lý. Cha mẹ nên nhẫn nại giải thích cho trẻ những việc trẻ cần làm, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước, động viên khen thưởng trẻ khi tiến bộ. Ngoài ra, cha mẹ nên huấn luyện nếp sống, kỹ năng xã hội để giúp trẻ dễ thích nghi với cuộc sống và môi trường học tập.
Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các trò chơi trị liệu phù hợp để trẻ giải tỏa căng thẳng, rèn luyện sự kiên trì, học cách tổ chức, cách ứng xử với bạn bè. Tuy nhiên, cha mẹ nên tránh các trò chơi kích thích, khó kiểm soát hành động của trẻ.
Cha mẹ cùng con nhỏ đến tư vấn và thăm khám dinh dưỡng tại Nutrihome
Nếu trẻ không may có các dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý, hoặc cha mẹ nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu này, thì nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Về ăn uống và tập luyện, tất cả mọi đứa trẻ đều cần được theo đuổi một chế độ dinh dưỡng và vận động, tập luyện khoa học để phát triển tốt nhất. Ba mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám vấn đề này tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome. Không chỉ sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và hệ thống máy móc tân tiến, Nutrihome còn có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, sẽ giúp tư vấn chế độ dinh dưỡng, vận động toàn diện cho trẻ.
Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý để từ đó chủ động trong việc cho con đi thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.