Điều chỉnh chế độ ăn cho người xơ gan hoàn toàn có thể làm chậm tốc độ xơ hóa, cải thiện chức năng gan, đồng thời góp phần ngăn ngừa các biến chứng suy gan và ung thư gan cực kỳ nguy hiểm. Vậy, đâu là những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan mà bạn nên tuân thủ? Chế độ ăn uống cho người xơ gan có gì khác biệt so với chế độ dinh dưỡng thông thường? Khuyến nghị về hàm lượng dinh dưỡng mà chế độ ăn cho người bị xơ gan cần đáp ứng là bao nhiêu? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Xây dựng chế độ ăn cho người xơ gan như thế nào là đúng?
Xơ gan là tình trạng mô gan bị thay thế bằng sợi xơ sau khi gặp tổn thương kéo dài, để lại sẹo vĩnh viễn và dẫn đến suy giảm chức năng gan. Xơ gan là một bệnh lý mạn tính, tức không thể được điều trị dứt điểm mà chỉ có thể ngăn chặn sự tiến triển và cải thiện triệu chứng.
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh xơ gan. Cụ thể, dinh dưỡng giúp:
Nhìn chung, xơ gan là một bệnh lý mạn tính nên người bệnh thường phải chung sống với tình trạng này suốt đời (hoặc ít nhất là cho đến khi được phẫu thuật để cấy ghép lá gan mới). Do đó, việc cải thiện lối sống, bao gồm cả việc thay đổi chế độ ăn cho người xơ gan, là điều thường được nhiều bác sĩ khuyến nghị như một biện pháp điều trị bắt buộc, cần áp dụng trong suốt một thời gian dài để có thể kiểm soát tình trạng bệnh.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp bạn cải thiện chức năng gan
Xơ gan bao gồm 2 mức độ bệnh là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Mỗi mức độ bệnh khác nhau sẽ cần tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể:
Xơ gan còn bù là tình trạng gan bị xơ hóa một phần nhưng tổng thể chức năng gan vẫn không bị suy giảm. Trong xơ gan còn bù, các tế bào gan khỏe mạnh sẽ phải “gánh vác” thêm một phần nhiệm vụ chuyển hóa của các mô gan đã chết do xơ hóa, nhằm duy trì tính toàn vẹn cho chức năng gan. Vì thế, chế độ ăn cho người xơ gan còn bù, nhìn chung, vẫn không có gì khác biệt so với chế độ dinh dưỡng thông thường cho một người khỏe mạnh. Cụ thể:
Nhóm chất | Ưu tiên tiêu thụ | Hạn chế tiêu thụ |
Đạm | – Thịt gia cầm bỏ da;
– Phi lê cá béo liền da (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…); – Thủy hải sản (tôm, cua, mực,…); – Trứng gia cầm, trứng cá; – Sữa tách béo; – Các loại đậu và hạt. |
– Thịt gia cầm có da;
– Thịt đỏ (heo, bò, cừu, dê); – Thủy sản có vỏ (nghêu, sò, ốc, hến). |
Đường bột | – Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, bánh mì nguyên cám,…);
– Rau củ quả; – Các loại đậu và hạt. |
– Trái cây sấy khô;
– Các loại mứt; – Bánh kẹo ngọt; – Nước giải khát chứa đường; – Tinh bột nhanh từ ngũ cốc tinh chế (gạo, bún, miến, phở,…). |
Béo | – Dầu / bơ thực vật;
– Quả bơ; – Mỡ cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,…); – Các loại hạt. |
– Mỡ động vật;
– Dầu công nghiệp; – Dầu cọ và dầu dừa; – Thực phẩm chiên(rán) ngập dầu. |
Nước | 1.5 – 2 lít / ngày |
Xơ gan cổ trướng là tình trạng xơ gan có xuất hiện biến chứng phù nề chân, tay và ổ bụng do sự tích nước quá mức trong cơ thể. Nhìn chung, chế độ ăn cho người xơ gan cổ trướng cũng giống chế độ dinh dưỡng cho người xơ gan còn bù; tuy nhiên, có thêm một vài điểm khác biệt sau:
Người bệnh xơ gan luôn được khuyến khích ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả
Chế độ ăn cho người xơ gan cần ưu tiên cung cấp đầy đủ đạm, protein và vitamin cho cơ thể. Bởi lẽ, tình trạng xơ gan rất dễ khiến người bệnh đứng trên “bờ vực” suy nhược thể chất do mắc chứng suy dinh dưỡng protein – năng lượng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ natri, nước, rượu bia để bảo vệ sức khỏe gan và giảm thiểu biến chứng liên quan. Cụ thể:
Người bệnh suy gan nên tiêu thụ 25 – 40 calo / kg cơ thể / ngày. Ví dụ, 1 bệnh nhân xơ gan nặng 60 kg, sẽ cần tiêu thụ ít nhất 1500 – 2100 calo / ngày để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
Nhìn chung, hàm lượng calo trong chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cần cao hơn khuyến nghị năng lượng dành cho người bình thường hoặc người bị viêm gan cấp tính. Nguyên nhân là vì xơ gan làm giảm tải lượng hấp thụ và chuyển hóa dưỡng chất ở gan.
Nếu tiếp tục ăn uống ít calo hay kiêng khem quá mức, về lâu dài, người bệnh sẽ bị suy dinh dưỡng protein – năng lượng. Do đó, người bệnh xơ gan cần lưu ý ăn đủ hàm lượng calo khuyến cáo để bù đắp cho những dưỡng chất bị thất thoát trong quá trình hấp thụ tại gan.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh suy gan nên tiêu thụ 1.2 – 1.3g protein / kg cơ thể / ngày. Đặc biệt, trong trường hợp xơ gan do rượu hoặc xơ gan mất bù, có kèm biến chứng nhiễm trùng huyết hoặc chảy máu đường tiêu hóa, người bệnh có thể cần ít nhất 1.5g protein / kg cơ thể / ngày. Trong khi đó, ở người bình thường, mức tiêu thụ đạm chỉ là 1.13g / kg cơ thể / ngày.
Xơ gan là một bệnh lý dị hóa (catabolic disease). Điều đó có nghĩa là so với người khỏe mạnh, bệnh sẽ khiến cơ thể mất mát nhiều năng lượng hơn trong việc hấp thụ và phân giải chất dinh dưỡng. Vì nguyên nhân này, xơ gan rất dễ khiến người bệnh bị dị hóa cơ bắp (teo cơ) và suy dinh dưỡng nếu họ không chủ động nâng cao hàm lượng protein trong khẩu phần ăn của mình.
Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh xơ gan, protein giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào tế bào gan bị tổn thương. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều hơn 1.5g protein / ngày có thể gây áp lực và khiến gan yếu hơn. Do đó, việc đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh xơ gan không nên cung cấp nhiều protein hơn giới hạn khuyến nghị cũng là một điều vô cùng quan trọng.
Đạm từ cá loại cá béo là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn cho người xơ gan
Người bệnh xơ gan tuyệt đối không nên tiêu thụ hơn 2000mg natri / ngày – tức không nên ăn quá 5g muối ăn mỗi ngày. Bởi lẽ, tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây:
Vì thế, hạn chế muối là một nguyên tắc dinh dưỡng bắt buộc trong việc quản lý dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan.
Khuyến nghị về chất lỏng cho bệnh nhân xơ gan thường không có một con số cố định. Thông thường, chỉ định về hàm lượng tiêu thụ chất lỏng cho bệnh nhân xơ gan thường phụ thuộc nhiều vào mức độ bệnh, nồng độ natri máu hoặc theo chỉ định khác của bác sĩ. Nhìn chung, đối với bệnh nhân:
Uống nước theo đúng hàm lượng khuyến nghị là một việc làm quan trọng đối với người bệnh xơ gan
Người bệnh xơ gan thường rất dễ bị thiếu hụt vitamin do cơ thể giảm hấp thu và giảm sản xuất các protein vận chuyển dưỡng chất. Trong đó, các loại vitamin người bệnh xơ gan dễ bị thiếu hụt bao gồm:
Ngoài vitamin, người bệnh xơ gan còn rất dễ bị thiếu hụt kẽm và magiê. Sự thiếu hụt 2 khoáng chất này có thể gây co giật, nhạt miệng, ăn mất ngon và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là bảng hàm lượng khuyến nghị các loại vitamin mà người bệnh xơ gan dễ bị thiếu hụt, kèm theo đó là danh sách các triệu chứng điển hình giúp người bệnh xơ gan nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu hụt vi chất ngay tại nhà:
Loại vitamin hoặc khoáng chất | Khuyến nghị | Triệu chứng hoặc biến chứng khi bị thiếu hụt | Mức độ phổ biến |
Vitamin A | 650 – 900 mg / ngày | – Quáng gà, sợ ánh sáng | Rất phổ biến |
Vitamin D | 15 – 20 mcg / ngày | – Loãng xương, xương giòn;
– Chức năng sinh sản suy giảm, mất ham muốn tình dục. |
|
Vitamin E | 6 – 6.5 mg / ngày | – Thiếu máu tán huyết;
– Bệnh thần kinh; – Bệnh creatinin niệu (dư thừa hợp chất nitơ creatine trong nước tiểu). |
|
Vitamin K | 150 mg / ngày | – Máu khó đông;
– Chảy máu bất thường. |
|
Vitamin B1 | 1 – 1.2 mg / ngày | – Rối loạn chức năng thần kinh;
– Suy tim. |
|
Vitamin B6 | 1.3 – 1.7 mg / ngày | – Thiếu máu do hồng cầu nhỏ;
– Đóng vảy trên môi và vết nứt ở khóe miệng; – Viêm lưỡi (sưng lưỡi). |
Ít phổ biến |
Vitamin B9 | 400 mcg / ngày | – Thiếu máu;
– Mệt mỏi, suy nhược, lở miệng. |
|
Kẽm | 8 – 10 mg / ngày | – Nhạt miệng, chán ăn
– Rối loạn vị giác |
Rất phổ biến |
Magiê | 270 – 370 mg / ngày | – Chuột rút, yếu cơ |
Rượu và thực phẩm chứa cồn gây tổn thương gan nghiêm trọng và làm tăng tốc độ xơ gan. Theo nghiên cứu, rượu bia là tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ tử vong do xơ gan, dù chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ. Do đó, người bệnh xơ gan nên tuyệt đối tránh xa mọi loại rượu bia và thức uống chứa cồn, chẳng hạn như: rượu vang, rượu whisky, rượu rum, rượu trái cây hoặc các thức uống lên men (chứa cồn) như trà kombucha.
Người bệnh xơ gan phải tuyệt đối tránh xa rượu bia
Xây dựng chế độ ăn cho người xơ gan là một việc làm không dễ dàng, đòi hỏi sự can thiệp từ các bác sĩ điều trị để có thể “cá nhân hóa” chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với thể trạng, phân loại xơ gan, mức độ xơ gan, bệnh lý nền và các triệu chứng khác (nếu có).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để xây dựng được một chế độ ăn cho người xơ gan khoa học, bạn cần tuân thủ những lưu ý quan trọng về việc phân bố, lựa chọn và chế biến thực phẩm như sau:
Người bệnh xơ gan nên phân bố bữa ăn của mình theo 2 nguyên tắc sau:
Người bệnh xơ gan thường được khuyến nghị uống 1 cốc sữa giàu đạm trước khi đi ngủ
Người bệnh xơ gan cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không làm tăng thêm áp lực chuyển hóa lên gan. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong việc lựa chọn và chế biến thực phẩm cho người bệnh xơ gan mà bạn nên lưu tâm:
Người bệnh xơ gan nên hạn chế ăn món chiên / xào / nướng để dễ tiêu hóa
Trên đây là những lưu ý quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân xơ gan mà bạn không nên bỏ lỡ. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được những khuyến nghị rõ ràng về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan để có thể tự mình xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học.
Trong cuộc chiến chống lại xơ gan, việc tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học là điều là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trong mọi tình huống, chỉ có bác sĩ là người hiểu rõ nhất về tình trạng bệnh lý của bạn.
Do đó, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với bác sĩ khi bạn nhận thấy chế độ ăn uống cho người xơ gan mà họ chỉ định có quá nhiều điểm khác biệt so với những gì bạn đã biết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chế độ ăn cho người xơ gan, bạn hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!