Suy dinh dưỡng bào thai đem đến rất nhiều biến chứng nguy hại đối với sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng của trẻ trong suốt năm đầu đời. Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng bào thai? Cách phòng tránh tình trạng rối loạn dinh dưỡng nguy hiểm này là gì? Hãy cùng Nutrihome tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Suy dinh dưỡng bào thai là tình trạng trẻ vừa sinh ra nhẹ hơn 2.5kg (với bé trai) hoặc nhẹ hơn 2.4kg (với bé gái). Đây là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng xảy ra ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, khiến bé khi sinh ra bị nhẹ cân dưới chuẩn dù được mẹ sinh đủ tháng.
Suy dinh dưỡng bào thai, nhỏ so với tuổi thai và hạn chế tăng trưởng trong tử cung không giống nhau; Một vấn đề có thể xảy ra mà không kèm với vấn đề khác.
Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thì khi sinh ra dễ mắc các bệnh mạn tính như chậm phát triển não bộ, sa sút trí lực, hen suyễn, rối loạn hô hấp, bệnh tim, rối loạn chuyển hoá, thiếu máu hoặc các dị tật bẩm sinh.
Suy dinh dưỡng bào thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Suy dinh dưỡng bào thai được chia thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng như:
Bé trai bị suy dinh dưỡng bào thai mức độ nặng có chu vi vòng đầu <34.5cm
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bào thai, trong đó bao gồm:
Tuổi tác là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh của người phụ nữ. Theo nghiên cứu, tuổi tác của mẹ có thể làm tăng các nguy cơ xảy ra biến chứng bất lợi cho thai kỳ lên từ 1.6 đến 2.6 lần.Khi tuổi tác của mẹ quá cao, khả năng huy động và vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi bị suy yếu, làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng bào thai, thấp lùn, chậm lớn, còi cọc…
Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo phụ nữ nên mang thai trước 35 tuổi để bảo đảm sự phát triển toàn diện cho bé. Nếu mang thai sau 35 tuổi, mẹ có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non trong khi trẻ dễ mắc các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi hay các bệnh về nhiễm sắc thể (hội chứng Down, hội chứng Klinefelter, hội chứng Turner,…).
Sức khỏe của mẹ đóng vai trò quyết định đến sức khỏe của thai nhi. Theo thống kê, có đến hơn 64% trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai được sinh ra từ những bà mẹ không khỏe mạnh. Trong đó, nguy cơ sinh ra trẻ nhẹ cân ở phụ nữ có thể lên đến 80% khi mẹ mắc bệnh lao, 70% khi mẹ mắc bệnh tim, 65% khi mẹ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, 64.3% khi mẹ bị thiếu máu và 60% khi mẹ bị cao huyết áp.
Đặc biệt, nếu mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bé sẽ cực kỳ chậm phát triển. Đến giai đoạn tuần thứ 20, vi trùng có thể xâm nhập nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi gây ra hiện tượng thai dị dạng, suy dinh dưỡng bào thai. Do đó, mẹ cần hết sức lưu ý để phòng tránh trường hợp này.
Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định phần lớn tình trạng sức khỏe của thai nhi khi chào đời
Cơ thể mẹ cung cấp dinh dưỡng nuôi bé thông qua máu truyền trong nhau thai. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong thời gian mang thai là yếu tố quan trọng nhất quyết định trẻ có bị suy dinh dưỡng bào thai hay không.
Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng với mẹ và bé. Tuy nhiên, 6 vi chất đóng vai trò chính trong sự hình thành và phát triển ổn định của thai nhi bao gồm axit folic (vitamin B9), vitamin D, sắt, canxi, i-ốt và DHA. Do đó, nếu trong thai kỳ, mẹ ăn:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần ăn đủ chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất để tăng từ 10 – 12kg trong thai kỳ nhằm đảm bảo sự phát triển toàn vẹn của thai nhi. Nếu mẹ chậm tăng cân trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hoặc từ tuần thứ 20 cân tăng chậm dần thì có thể trẻ sinh ra sẽ dễ bị suy dinh dưỡng bào thai.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ là yếu tố quan trọng nhất quyết định trẻ có bị suy dinh dưỡng bào thai hay không
Trong quá trình mang thai, năng lượng của mẹ phải dành phần lớn cho việc phát triển thai nhi và dự trữ năng lượng để sinh sữa cho con bú. Nếu mẹ tiêu hao quá nhiều năng lượng trong khi lao động thì sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện.
Vì thế, trong quá trình mang thai mẹ nên tránh hoặc giảm bớt các công việc nặng nhọc, tốn sức. Thay vào đó mẹ cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn hoặc chỉ vận động thể chất ở cường độ nhẹ.
Nhau thai là bộ phận trung gian giúp truyền dinh dưỡng, oxy và máu từ cơ thể mẹ đi nuôi em bé. Ngoài ra, nhau thai còn có chức năng quan trọng là kiểm soát quá trình vận chuyển hormone đến bào thai.
Nếu trong quá trình mang thai mà bánh nhau kém phát triển sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa này. Điều đó có nghĩa là thai nhi không được cung cấp đủ nguồn sống cần thiết dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai.
Bệnh từ nhau thai như những tổn thương ở bánh nhau có thể gây rối loạn dòng chảy của máu, cản trở tuần hoàn máu của mẹ và bé rồi dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai. Nhau thai bị tổn thương hoặc kém phát triển có các biểu hiện như tắc mạch, mất mạch máu. Nguy hiểm hơn, bánh nhau có thể bị vôi hóa từng vùng khi mẹ mắc các bệnh nội tiết khiến thai nhi bị nhiễm độc thai nghén kéo dài. Tất cả những tổn thương của nhau thai sẽ làm giảm hiệu suất trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và con nên thai nhi không phát triển được, dễ bị lưu thai, sảy thai hoặc con sinh ra bị suy dinh dưỡng bào thai.
Nhiều mẹ bầu muốn con có bộ xương chắc khỏe thường bổ sung canxi cho thai nhi khá sớm. Tuy nhiên, điều này gây nên chứng dư thừa canxi do bé chưa thể hấp thu được hết. Lượng canxi lắng đọng lại bánh nhau thai sẽ gây tắc nghẽn, làm chậm quá trình trao đổi chất. Điều này khiến bào thai không nhận đủ dinh dưỡng, kém phát triển và gây suy dinh dưỡng bào thai.
Mẹ vội uống thuốc canxi quá sớm hay tiêu thụ thực phẩm giàu canxi quá nhiều đều gây suy giảm chất lượng nhau thai
Mẹ thường khó có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng bào thai tại nhà mà chỉ có thể nhận biết thông qua các kỳ khám thai định kỳ. Trong khi khám thai, bác sĩ sẽ dựa vào ảnh chụp siêu âm và các thông số như chiều cao tử cung, khoảng cách từ đỉnh tử cung đến xương mu, số đo vòng bụng, kích thước của bào thai, số cân nặng mẹ đã tăng trong thai kỳ để chẩn đoán sự phát triển trong tử cung của bé. Cụ thể:
Trong khi siêu âm, kỹ thuật viên sẽ có được thông số về chiều dài và trọng lượng biểu kiến của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ đối chiếu và so sánh thông tin này với Bảng Tăng Trưởng Thai nhi (Fetal Growth Chart) do Tổ chức Y tế Thế giới WHO ban hành. Nếu kích thước và trọng lượng thai nhỏ hơn thông số chuẩn trong Bảng Tăng trưởng Thai nhi nghĩa là bào thai có nguy cơ cao trẻ bị suy dinh dưỡng.
Nếu sau tuần thứ 20 của thai kỳ, số đo tính bằng centimet giữa đỉnh tử cung của mẹ đến xương mu bằng bằng với số tuần của thai kỳ, nghĩa là thai nhi phát triển bình thường. Số đo thấp hơn có thể là dấu hiệu dự báo chứng suy dinh dưỡng bào thai.
Suy dinh dưỡng bào thai rất nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy suy dinh dưỡng bào thai có liên quan đến một loạt các sa sút về sức khỏe trong cuộc sống sau này của trẻ, bao gồm thấp lùn, còi cọc, nhận thức kém, dễ mắc các bệnh mãn tính (cao huyết áp, rối loạn dung nạp đường, suy giảm chức năng phổi, thận, tim, tuyến giáp và hệ miễn dịch) cũng như tăng tỷ lệ tử vong do nhiều yếu tố gây hại như ô nhiễm, nhiễm ký sinh, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,…đặc biệt là trong năm đầu đời.
Suy dinh dưỡng bào thai là một cơn “ác mộng” với mẹ và bé bởi bệnh liên tiếp “tấn công” sự phát triển ổn định thai kỳ theo nhiều cách:
Sinh non là trường hợp mẹ chuyển dạ trước khi thai đạt 37 tuần tuổi. Một trong những nguyên nhân gây sinh non phổ biến là do mẹ hấp thụ thiếu axit folic, kẽm, sắt, vitamin D,…trong một thời gian dài, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, dẫn đến tình trạng sinh non.
Khi bị thiếu hụt những vi chất này, biểu hiện đầu tiên là mẹ thường rất hay bị đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất tập trung, ăn uống nhạt nhẽo (ăn mất ngon) hoặc bị nhiệt miệng.
Do đó, ngay từ trong thai kỳ, nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu trên, mẹ cần chủ động nhờ bác sĩ tư vấn bổ sung ngay các vi chất cần thiết để trẻ không bị sinh non và mắc các dị tật bẩm sinh nguy hiểm.
Suy dinh dưỡng bào thai khiến mẹ dễ sinh non và trẻ dễ mắc nhiều dị tật bẩm sinh
Thai chết lưu là tình trạng tim thai ngừng đập khi đã bước sang tuần thứ 20 của thai kỳ. Theo thống kê, gần một nửa số thai chết lưu đều có cân nặng và kích thước nhỏ hơn so với tuổi thai.
Khi bị suy dinh dưỡng bào thai, bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển nên kiệt quệ về thể chất và tử vong trong bụng mẹ. Vì thế, mẹ bầu được chủ quan và lơ là việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Thiếu đi nguồn dinh dưỡng thiết yếu từ người mẹ nên bé sẽ không được khỏe mạnh như trẻ bình thường. Điều này biểu hiện ở việc con có thể bị thiếu máu, còi xương, chậm phát triển và khả năng vận động thấp hơn so với những em bé cùng tuổi.
Sự thiếu hụt những dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, D, C và kẽm khiến cho hệ miễn dịch của bé trở nên yếu ớt hơn. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng của bé cũng giảm và dễ bị tấn công bởi các virus hay vi khuẩn gây bệnh.
Do đó, trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai trong năm đầu đời thường dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp và nhiều bệnh liên quan đến hệ miễn dịch khác.
Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường được đặt trong lồng kính vô trùng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Hạ đường huyết ở trẻ là tình trạng lượng đường trong máu nằm ở mức <2,5 mmol/L. Những em bé bị suy dinh dưỡng có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn nhiều so với các em bé bình thường.
Theo nghiên cứu, trẻ hạ đường huyết có tỷ lệ tử vong sớm cao hơn 20% so với trẻ em đường huyết bình thường. Biểu hiện thường thấy là bé dễ bị run rẩy, rên nhẹ, co giật, tím tái, khóc thét lên và thậm chí là ngưng thở. Để giải quyết tình trạng này, mẹ hãy cho bé bú càng sớm và đầy đủ nhé.
Vì thiếu năng lượng nên khi mắc chứng suy dinh dưỡng bào thai, trẻ trở nên cực kì nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Nếu mẹ không ủ ấm cho bé đầy đủ, thân nhiệt của bé có thể giảm mạnh và dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
Cá biệt hơn, nhiều trẻ suy dinh dưỡng bào thai mức độ nặng khi sinh ra, bác sĩ phải cho bé vào “lồng kính” để “ấp” gấp, tránh để bé bị hạ thân nhiệt đột ngột gây co giật và tử vong.
Vì thế, nếu bé không may bị suy dinh dưỡng bào thai, mẹ hãy lưu ý luôn ủ ấm cho con bằng việc đeo đủ tất chân, găng tay và đảm bảo duy trì nhiệt độ trong phòng ở mức phù hợp nhất.
Di chứng về thần kinh thường chỉ xuất hiện ở trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai mức độ nặng, chẳng hạn như trẻ sinh ra bị bại não, đần độn, thiểu năng, mất thính lực hoặc thị lực do tổn thương hệ thần kinh trong thời gian dài.
Một khi đã mắc các di chứng thần kinh thì bé chắc chắn không thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, cách trị bệnh tốt nhất chính là phòng bệnh, ăn uống đủ chất và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong các kỳ khám thai định kỳ.
Những khuyết tật về thần kinh khi bị suy dinh dưỡng bào thai có thể đi theo trẻ suốt phần đời còn lại
Suy dinh dưỡng bào thai chủ yếu đến từ việc mẹ không được hấp thu đủ dinh dưỡng và không có chế độ nghỉ ngơi hiệu quả. Do đó, để phòng tránh nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, các mẹ bầu hãy lưu ý những vấn đề sau:
Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên tự ý bổ sung thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất, mẹ nên nhờ bác sĩ chỉ định cho mình từng loại thuốc phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ để bổ sung an toàn.
Nếu mẹ quan tâm đến cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai, hãy tham khảo ngay Dịch Vụ Tư Vấn Dinh Dưỡng Thai Kỳ tại Nutrihome. Đến đây, với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa hàng đầu cùng hệ thống máy móc hiện đại nhất, chúng tôi cam kết đem đến cho mẹ và bé một thực đơn ăn uống chi tiết để “mẹ tròn con vuông” và ngăn chặn suy dinh dưỡng bào thai từ sớm.
Mẹ nên đi khám thai định kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi
Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai cần một cách điều trị và chăm sóc phức tạp hơn nhiều so với trẻ thông thường. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua:
Trên đây là tất cả những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu về vấn đề suy dinh dưỡng bào thai. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã thu nhặt được thêm nhiều kiến thức quý giá để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Trong “cuộc chiến” với suy dinh dưỡng bào thai, cách “điều trị” hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh. Do đó, nếu mẹ chưa biết phải bắt đầu từ đâu để ngăn ngừa suy dinh dưỡng bào thai từ sớm, hãy liên hệ đến Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn kịp thời. Nutrihome chúc mẹ có một khoảng thời gian mang thai thật trọn vẹn và chúc bé chào đời mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!