Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 20% số ca tử vong ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu là do mắc phải hội chứng suy dinh dưỡng cấp tính. Trong đó, có hơn một nửa số trường hợp từ vong là do hội chứng suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) gây nên. Vậy, suy dinh dưỡng thể Marasmus là gì? Hãy cùng Nutrihome tìm hiểu về hội chứng này qua bài viết sau.
Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) là một hội chứng rối loạn dinh dưỡng nặng xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng đến mức trầm trọng. Bệnh khiến cơ thể của trẻ gầy nhom, kiệt quệ đến mức teo đét lại.
Suy dinh dưỡng thể teo đét luôn để lại nỗi “ám ảnh” xót xa cho mỗi gia đình, cộng đồng và quốc gia nơi mà căn bệnh này đi qua
Tại Việt Nam, suy dinh dưỡng thể teo đét là một kiểu hình phổ biến nhất của hội chứng suy dinh dưỡng Protein – Năng lượng (Protein – Energy Malnutrition) – thường được biết đến với tên gọi là suy dinh dưỡng cấp tính. Bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi tại các vùng sâu, vùng xa hẻo lánh ở những quốc gia chưa phát triển và đang phát triển.
Bên cạnh suy dinh dưỡng thể teo đét, hội chứng suy dinh dưỡng cấp tính còn có một kiểu hình khác, ít phổ biến hơn, đó chính là hội chứng suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor).
Trái ngược với suy dinh dưỡng thể phù (thường khiến cơ thể sưng phù mũm mĩm), hội chứng suy dinh dưỡng thể teo đét thường khiến cơ thể trẻ càng ngày càng tiến gần hơn đến định nghĩa “da bọc xương”, khiến trẻ bị suy giảm mọi chức năng thần kinh, phản xạ, học tập, vận động, vui chơi, miễn dịch,….
Trên thế giới, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng suy dinh dưỡng Marasmus là do sự thiếu hụt protein và năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chính tình trạng cai sữa quá sớm mới là nguyên nhân phổ biến dẫn tới thể suy dinh dưỡng này.
Nhìn chung, các nguyên nhân gây nên chứng suy dinh dưỡng thể teo đét có thể được chia thành 2 nhóm, gồm:
Phổ cập kiến thức suy dinh dưỡng chưa được rộng rãi, tình trạng nghèo đói, lạc hậu còn diễn biến mạnh, sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé, các vấn đề về kinh tế, nước sạch, dịch bệnh, môi trường,…
Tuy chứng suy dinh dưỡng thể teo đét có nguyên nhân chính là do thiếu hụt protein và năng lương kéo dài. Tuy nhiên, trẻ mắc phải căn bệnh này thường bị thiếu hụt luôn cả vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất béo quan trọng khác trong khẩu phần ăn của mình.
Chính sự thiếu hụt đa vi chất này càng làm sức khỏe của trẻ suy yếu toàn diện bởi vitamin, khoáng chất và chất béo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sức khỏe não bộ, tim mạch, cải thiện tiến trình trao đổi chất và giúp hệ thống nội tiết tố hoạt động bình thường.
Suy dinh dưỡng thể teo đét khiến trẻ kiệt quệ toàn diện về thể chất
Không phải ngẫu nhiên mà chứng suy dinh dưỡng thể Marasmus còn được gọi là suy dinh dưỡng thể teo đét, bởi các triệu chứng của căn bệnh này có thể được nhận biết ngay bằng mắt thường. Cụ thể, khi mắc chứng suy dinh dưỡng Marasmus, trẻ sẽ bị:
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tuy hội chứng suy dinh dưỡng thể teo đét có thể được điều trị và ngăn ngừa hoàn toàn nhưng hậu quả mà tình trạng này để lại thường không thể khắc phục được.
Theo đó, suy dinh dưỡng thể Marasmus nếu không được chữa trị kịp thời thì:
Đều thuộc nhóm suy dinh dưỡng cấp tính nhưng nhìn chung, suy dinh dưỡng thể teo đét Marasmus có khá nhiều khác biệt với suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor). Cụ thể:
Đặc điểm | Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) | Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) |
Thời điểm có thể phát bệnh | Ngay từ năm đầu đời | Từ 1 – 5 tuổi |
Nguyên nhân gây bệnh | Chế độ dinh dưỡng thiếu hút cả protein, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất và năng lượng | Chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột nhưng thiếu protein và năng lượng |
Đặc điểm nhận dạng | Tay chân teo nhỏ, khuôn mặt hốc hác, vùng ngực và bụng hóp (lõm) vào đến trơ cả xương | Tây chân mũm mĩm, khuôn mặt tròn trịa, cơ thể bụ bẫm và bụng phình to bất thường |
Tính cách thay đổi đặc trưng | Thường xuyên uể oải, lãnh đạm, phản xạ kém | Dễ nóng nảy và cáu kỉnh |
Cá biệt hơn, trong hội chứng suy dinh dưỡng cấp tính còn xuất hiện một kiểu hình suy dinh dưỡng “lai tạp” – kết hợp tất cả đặc điểm của suy dinh dưỡng Marasmus và Kwashiorkor – đó chính là bệnh suy dinh dưỡng thể phối hợp, khiến việc nhận biết sớm tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ càng thêm phức tạp hơn.
Vì thế, để chẩn đoán sớm và phân loại được chính xác tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, bố mẹ cần tích cực đưa bé đi thăm khám và xét nghiệm vi chất định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, ngăn ngừa bệnh chuyển tiến nặng thành bất kỳ dạng suy dinh dưỡng nguy hiểm nào.
Để chẩn đoán suy dinh dưỡng thể teo đét, bác sĩ thường tiến hành chẩn đoán các dấu hiệu của chứng suy dinh dưỡng cấp tính trước, bằng cách:
Khi đã chẩn đoán được bé đang bị suy dinh dưỡng cấp tính, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát triệu chứng, tìm xem trên cơ thể bé có vết sưng phù nào không để loại trừ khả năng mắc bệnh suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor). Nếu không phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng thể phù, các bác sĩ sẽ kết luận trẻ mắc chứng bệnh suy dinh dưỡng thể teo đét.
Trẻ em tại Nigeria đang được đo chu vi cánh tay để chẩn đoán suy dinh dưỡng thể teo đét
Bệnh suy dinh dưỡng Marasmus hoàn toàn có thể điều trị được. Quy trình điều trị bao gồm:
Sau đó, chú trọng đến đảm bảo khẩu phần ăn có chứa đủ các chất đường bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất theo đúng khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Khi các triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng thể teo đét bắt đầu biến mất, trẻ sẽ dần hồi phục và bố mẹ nên tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng này để duy trì sức khỏe ổn định cho bé và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hội chứng suy dinh dưỡng thể teo đét có thể được phòng ngừa bằng cách:
Đặc biệt, bố mẹ có thể cho trẻ hưởng ứng Ngày Vi chất Dinh dưỡng do Bộ Y Tế phát động, được tổ chức vào hai ngày 01/06 và 01/12 hàng năm để bổ sung liều cao vitamin A kèm thuốc tẩy giun cho trẻ.
Cho bé bổ sung vitamin A liều cao và thuốc tẩy giun mỗi năm 2 lần giúp phòng ngừa chứng suy dinh dưỡng hiệu quả
Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng nhất về hội chứng suy dinh dưỡng thể teo đét mà bố mẹ cần quan tâm. Điều quan trọng là trong việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng Marasmus là bố mẹ cần một chiến lược “phòng thủ” đa hướng, bao gồm xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp và cải thiện điều kiện sống tốt hơn cho trẻ.
Để phòng bệnh suy dinh dưỡng thể teo đét từ gốc, bố mẹ nên đưa trẻ đến Xét nghiệm vi chất định kỳ tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tầm soát nồng độ vi chất cụ thể, phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng và xây dựng phác đồ điều trị suy dinh dưỡng thể Marasmus kịp thời.