Kể từ khi được áp dụng rộng rãi, hóa trị ung thư đã không ngừng mang lại những hiệu quả đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích này, hóa trị ung thư cũng gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Ngay trong bài viết này, cùng Nutrihome tìm hiểu sâu về hiệu quả và tác dụng phụ của phương pháp hóa trị ung thư, đặc biệt là về những biện pháp chăm sóc sức khỏe hữu ích giúp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ liệu pháp này. Để tiến trình hóa trị liệu đạt được hiệu quả tối ưu, hiểu rõ cách chăm sóc sức khỏe sau khi điều trị hoá trị là điều vô cùng quan trọng.
Hóa trị ung thư có hiệu quả không? Tác dụng phụ là gì?
Hóa trị ung thư, còn được gọi là hóa trị liệu hay truyền hóa chất, là phương pháp điều trị ung thư sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt hoặc kiềm chế sự phát triển của khối u trong cơ thể. Hóa trị có thể được tiến hành thông qua đường uống (dưới dạng viên nén, viên nang,…), đường tiêm trực tiếp vào cơ thể (tĩnh mạch, động mạch, phúc mạc ổ bụng,…) hoặc đường bôi thoa tại chỗ.
Hóa trị ung thư (tiếng Anh là chemotherapy, viết tắt là chemo hoặc CTX) thường được bác sĩ sử dụng như một phần trong kế hoạch điều trị đa phương tiện, phối hợp cùng các phương pháp điều trị khác (phẫu thuật, xạ trị,…) để tối ưu hóa hiệu quả tiêu diệt khối u, kiểm soát tình trạng bệnh, giảm thiểu tác dụng phụ và hạn chế biến chứng tối đa cho người bệnh.
Các loại thuốc hóa trị ung thư giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư theo 2 cơ chế:
Hóa trị có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư khác nhau (2). Dưới đây là danh số một số loại ung thư phổ biến thường được chỉ định hóa trị liệu:
Bệnh nhân ung thư máu (leukemia) thường được ưu tiên hóa trị ung thư
Hầu hết khối u lành tính đều KHÔNG CẦN phải hóa trị, vì chúng thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng và có thể dễ dàng được loại bỏ bởi phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp nhất định đòi hỏi khối u lành tính cần phải được hóa trị. Điều này phụ thuộc vào các đặc tính của khối u, chẳng hạn như:
Lưu ý, việc quyết định khối u lành tính có cần hóa trị hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe tổng thể, tuổi tác và các chỉ số lâm sàng khác. Do đó, đừng ngạc nhiên nếu khối u lành tính của bạn được bác sĩ chỉ định hóa trị. Trong mọi tình huống, bạn hãy ưu tiên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để nhận được lợi ích sức khỏe tối ưu.
Hầu hết khối u lành tình đều không cần hóa trị mà có thể loại bỏ bằng phẫu thuật
Ngoài ung thư, hóa trị có thể được chỉ định để điều trị cho các tính trạng bệnh về tủy xương và hệ miễn dịch (3). Cụ thể:
Các bệnh về tủy xương thường được chỉ định điều trị bằng hóa trị thay vì phẫu thuật hoặc xạ trị vì tủy xương có mặt trong toàn bộ cơ thể và không thể được cắt bỏ hoặc xạ trị một cách hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Các bệnh lý về tủy xương (không phải ung thư) thường được chỉ định hóa trị là:
Rối loạn hệ thống miễn dịch là tình trạng các kháng thể miễn dịch “nhận diện” nhầm các cơ quan trong cơ thể là “vật thể ngoại lai” và tấn công liên tục để bảo vệ cơ thể. Các bệnh này thường có tính chất mạn tính, dễ tái phát và chỉ gây tổn thương cục bộ chứ không gây tổn thương lớn đến sức khỏe tổng thể. Do đó, việc lựa chọn hóa trị là một phương pháp phù hợp để kiểm soát bệnh dài hạn. Một số bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch thường được hóa trị là:
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn cần được hóa trị
Mục tiêu của hóa trị ung thư là ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư; từ đó, tránh được sự khởi phát mới, sự tái phát hoặc sự di căn (xâm lấn) của khối u. Khi được phân loại theo mục tiêu điều trị, hóa trị liệu có thể được phân thành 2 nhóm, bao gồm: hóa trị cứu chữa và hóa trị giảm nhẹ.
Định nghĩa: Đúng như tên gọi của mình, hóa trị cứu chữa, hay còn gọi là hóa trị liệu chữa bệnh, là liệu pháp điều trị được thực hiện với mục tiêu nhằm tiêu diệt hoàn toàn khối u và ngăn ngừa ung thư tái phát.
Phạm vi áp dụng: Hóa trị cứu chữa thường được áp dụng trong trường hợp ung thư hạch Hodgkin, ung thư tinh hoàn và ung thư máu (bệnh bạch cầu cấp tính).
Định nghĩa: Hóa trị giảm nhẹ là liệu pháp điều trị được thực hiện với mục đích làm chậm sự tiến triển của khối u, giảm thiểu triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Hiểu đơn giản, tất cả những trường hợp hóa trị mà không nhằm mục đích chữa bệnh, sẽ được gọi là hóa trị giảm nhẹ.
Phạm vi áp dụng: Hóa trị giảm nhẹ thường được áp dụng trong trường hợp của các bệnh nhân ung thư thời kỳ cuối, khi khối u không thể được cứu chữa mà chỉ có thể được kiểm soát tốc độ lây lan và giảm thiểu các triệu chứng liên quan.
Hóa trị ung thư có 5 tác dụng chính (4, 5). Đó là:
Khi được kết hợp đúng cách, hóa trị có thể hỗ trợ gia tăng hiệu quả phẫu thuật và xạ trị
Có hơn 100 loại thuốc hóa trị khác nhau. Thông thường, trong phác đồ hóa trị, các bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là danh sách 6 nhóm thuốc hóa trị phổ biến, bao gồm:
Trên đây là một số ví dụ phổ biến về các loại thuốc hóa trị thông dụng. Lưu ý, danh sách các loại thuốc hóa trị kể trên là một danh sách chưa hoàn chỉnh. Do đó, trong quá trình thực hiện hóa trị liệu, nếu bạn được bác sĩ chỉ định một loại thuốc hóa trị chưa xuất hiện trong danh sách kể trên thì bạn cũng đừng nên lo lắng.
Hiện nay, có 8 phương pháp hóa trị ung thư đang được sử dụng phổ biến, bao gồm:
Hóa trị truyền tĩnh mạch là phương pháp truyền thẳng thuốc hóa trị vào tĩnh mạch của người bệnh thông qua một kim tiêm xuyên qua da. Thuốc hóa trị sau khi vào máu sẽ theo hệ tuần hoàn tấn công tế bào ung thư trong toàn bộ cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, bao gồm: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy và ung thư hạch.
Hóa trị theo phương pháp truyền tĩnh mạch là cách thức truyền thuốc phổ biến
Hóa trị đường uống là phương pháp điều trị ung thư bằng cách cho người bệnh uống những viên nén, viên nang chứa thuốc hóa trị cùng với nước lọc. Thay vì tiêm trực tiếp vào cơ thể như hóa chất truyền thông thường, loại thuốc này được uống và sau đó hấp thu qua đường tiêu hóa. Phương pháp hóa trị đường uống tiện lợi hơn phương hóa trị truyền tĩnh mạch vì người bệnh có thể tự uống thuốc tại nhà. Hóa trị dưới đường uống thường được sử dụng trong điều trị một số loại ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, và ung thư tuyến tiền liệt.
Hóa trị đường tiêm là phương pháp điều trị ung thư bằng cách tiêm thuốc chống ung thư vào cơ thể qua tĩnh mạch, mô liên kết hoặc cơ. Thuốc được truyền trực tiếp vào hệ tuần hoàn, theo máu tác động mạnh mẽ lên tế bào ung thư. Hóa trị đường tiêm thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế và có thể đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Phương pháp này rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, và ung thư máu (leukemia).
Hóa trị qua phúc mạc hay màng bụng/màng phổi là phương pháp điều trị ung thư bằng cách tiêm trực tiếp thuốc chống ung thư vào khu vực bụng hoặc khoang màng phổi. Thuốc sẽ tác động trực tiếp lên tế bào ung thư trong khu vực được tiêm, giúp tăng hiệu quả điều trị mà giảm thiểu tác động tới cơ thể nói chung. Phương pháp hóa trị qua phúc mạc thường được áp dụng trong việc điều trị ung thư bụng, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư tụy và ung thư màng phổi.
Hóa trị tại chỗ là phương pháp điều trị ung thư bằng cách đặt thuốc chống ung thư trực tiếp tại vị trí khối u hoặc khu vực bị ảnh hưởng. Ưu điểm của phương pháp này là giảm thiểu tác dụng phụ hệ thống, tăng hiệu quả điều trị tại khu vực bị ảnh hưởng. Hóa trị tại chỗ thường được áp dụng trong điều trị ung thư da, hoặc trong ung thư não bằng cách đặt thiết bị giải phóng thuốc gần khối u, hoặc trong điều trị ung thư bàng quang bằng cách truyền thuốc vào bàng quang thông qua ống niệu đạo.
Hóa trị tại chỗ thường được áp dụng phổ biến trong công tác điều trị ung thư da
Liệu pháp nội tiết (hormone therapy) là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng thuốc để điều chỉnh hoạt động của các hormone trong cơ thể, nhằm ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư. Ưu điểm của phương pháp này là có thể giảm kích thước khối u, ngăn chặn sự lan rộng của bệnh mà không gây nhiều tác dụng phụ như các hình thức hóa trị khác. Liệu pháp nội tiết thường được áp dụng trong điều trị ung thư phụ thuộc vào hóc-môn, bao gồm ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Liệu pháp nhắm đích (targeted therapy) là phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để tấn công các đặc tính cụ thể của tế bào ung thư, giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của chúng mà ít ảnh hưởng đến tế bào bình thường. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng thuốc tập trung vào tấn công tế bào ung thư, từ đó làm giảm thiểu tác dụng phụ so với hóa trị truyền thống.
Liệu pháp nhắm đích thường được sử dụng trong điều trị các loại ung thư có đặc tính sinh học rõ ràng mà thuốc có thể nhắm mục tiêu, như ung thư vú dương tính với HER2 hoặc ung thư phổi có đột biến EGFR.
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị ung thư bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để nhận ra và tiêu diệt các tế bào ung thư.Ưu điểm của liệu pháp này là khả năng tập trung tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm tổn thương tế bào khỏe mạnh, giảm thiểu tác dụng phụ so với phương pháp truyền thống như hóa trị hay xạ trị. Liệu pháp miễn dịch được ứng dụng trong điều trị một số loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư thận, ung thư đầu và cổ, ung thư da và một số loại bệnh ung thư khác.
Liệu pháp miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng trước những tác nhân gây bệnh trong giai đoạn hóa trị ung thư
Trong phác đồ điều trị ung thư, bác sĩ có thể kết hợp hóa trị với các phương pháp điều trị ung thư khác như phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy), liệu pháp hormone (hormone therapy) và liệu pháp nhắm mục tiêu (targeted therapy). Cụ thể, khi kết hợp hóa trị với:
Hóa trị có thể giúp khối u trở nên nhạy cảm với xạ trị hơn
Kế hoạch lựa chọn phương pháp điều trị ung thư, bao gồm việc sử dụng hóa trị, thường dựa bác sĩ cân nhắc sau khi xem xét nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
Bác sĩ thường cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định có lựa chọn phương pháp hóa trị trong ung thư hay không
Chi phí hóa trị trong ung thư có thể dao động từ 4.000.000 VNĐ / lần đến trên 300.000.000 VNĐ / lần tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại ung thư, mức độ hiếm gặp của tình trạng bệnh, độ khan hiếm của thuốc, liều lượng / mục đích / địa điểm hóa trị, các loại hình bảo hiểm và cuối cùng là đặc thù riêng của mỗi quốc gia. Cụ thể:
Một phác đồ hóa trị thường kéo dài trung bình từ 3 – 12 tháng. Thông thường, hóa trị trước / sau phẫu thuật với mục đích cứu chữa thường kéo dài khoảng 6 tháng. Trong khi đó, hóa trị với mục đích duy trì hoặc giảm nhẹ triệu chứng có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm. Do đó, hãy chủ động kết nối với bác sĩ của bạn để biết rõ thời gian và tần suất truyền hóa chất trong trường hợp của bạn là bao lâu; từ đó, có biện pháp chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần, sức khỏe cũng như nguồn lực tài chính.
Thời gian hóa trị thường kéo dài từ 3 – 12 tháng
Hóa trị CÓ ảnh hưởng đến thai kỳ và khả năng sinh sản. Một số loại thuốc hóa trị có thể có ảnh hưởng đến chất lượng máu, nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của phụ nữ. Trong khi đó, một số thuốc hóa trị khác lại có thể gây ra tác động tiêu cực lên tinh trùng / trứng; từ đó, gây hỏng thai hoặc làm suy giảm khả năng thụ tinh.
Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu không may bị ung thư và phải truyền hóa chất trong 3 tháng đầu mang thai, điều này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh của trẻ. Tuy nhiên, tác động cụ thể của hóa trị lên thai kỳ và khả năng sinh sản thường phụ thuộc vào loại thuốc và phương pháp điều trị cụ thể. Do đó, việc thảo luận và tham khảo ý kiến bác sĩ là điều vô cùng quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của hóa trị trong từng trường hợp cá biệt.
Hóa trị CÓ ảnh hưởng đến người thân xung quanh. Bởi lẽ, thuốc hóa trị thường có độc tính gây suy giảm miễn dịch. Do đó, trong quá trình điều trị, đặc biệt là khi hóa trị tại nhà, người bệnh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân để hạn chế tối đa nguy cơ để người thân xung quanh tiếp xúc trực tiếp với thuốc hoặc gián tiếp qua dịch cơ thể của mình, chẳng hạn như:
Tuy nhiên, về mặt bản chất, bệnh ung thư không thể lây lan qua con đường tiếp xúc với dịch thể hay giọt bắn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh hóa trị vẫn có thể sinh hoạt chung với người thân trong gia đình một cách cẩn trọng mà không cần cách ly.
Người bệnh hóa trị không cần cách ly mà chỉ cần sinh hoạt cẩn trọng với người thân xung quanh
Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư an toàn và hiệu quả trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trên hết, hóa trị hoàn toàn có khả năng tiêu diệt triệt để khối u và hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách giảm các biểu hiện bệnh. Không những thế, hóa trị còn có thể kết hợp để gia tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc xạ trị; từ đó, giúp người bệnh có được một phác đồ điều trị toàn diện và nhanh chóng khỏi bệnh.
Hóa trị CÓ THỂ chữa hết ung thư tuỳ vào loại ung thư và giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bất kỳ loại ung thư nào cũng tiềm ẩn một nguy cơ tái phát, dù đã được loại bỏ triệt để bằng phẫu thuật / xạ trị hay hóa trị. Do đó, sau các buổi truyền hóa chất, bạn sẽ luôn được bác sĩ đặt lịch hẹn tái khám định kỳ để tầm soát sự tái phát của tế bào ung thư và đưa ra phương án hành động kịp thời.
Một số người có thể sống được hàng chục năm sau hóa trị, trong khi một số khác chỉ sống thêm được vài tháng. Do đó, không có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc “sau hóa trị sống được bao lâu?”. Bởi lẽ, thời gian sống của một bệnh nhân sau hóa trị có thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Tiên lượng sống của bệnh nhân hóa trị có thể dao động từ vài năm đến hàng chục năm nếu nhận được phác đồ điều trị tối ưu
Hóa trị KHÔNG gây đau, đặc biệt là khi người bệnh được hóa trị liệu thông qua đường uống hoặc đường bôi thoa tại chỗ. Tuy nhiên, hóa trị có thể gây ra cảm giác châm chích hoặc bỏng rát tạm thời dưới da khi người bệnh được hóa trị thông qua đường tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch / động mạch.
Hóa trị gây tác dụng phụ vì các loại thuốc trị ung thư hiện nay không thể phân biệt được tế bào ung thư với các các tế bào khỏe mạnh. Về mặt nguyên tắc, thuốc hóa trị được thiết kế để tác động vào các tế bào phân chia nhanh trong cơ thể, bao gồm cả tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào khỏe mạnh như tóc, niêm mạc ruột, tủy xương cũng có khả năng phân chia nhanh; do đó, chúng cũng có thể bị thuốc tác động, khởi phát các triệu chứng bất thường, chẳng hạn như: rụng tóc, viêm ruột, tiêu chảy, khó nuốt, buồn nôn, rối loạn hấp thu và rối loạn hồng cầu.
Một số tác dụng phụ thường gặp của hóa trị là rụng tóc tóc, buồn nôn, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, đau cơ, khó thở, thay đổi tâm lý, lo âu, trầm cảm và khó ngủ. Nghiêm trọng hơn, một số loại thuốc còn có thể ảnh hưởng đến tủy xương, gây ra bệnh thiếu máu hoặc khởi phát một bệnh ung thư mới.
Tác dụng phụ của hóa trị có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm. Một số tác dụng phụ như mất tóc, buồn nôn và mệt mỏi có thể kéo dài đến vài tuần sau khi hoàn tất hóa trị. Cá biệt, một số tác dụng phụ của hóa trị có thể không xuất hiện trong lúc truyền hóa chất mà chỉ khởi phát sau vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị, chẳng hạn như triệu chứng:
Suy giảm trí nhớ có thể là tác dụng phụ xảy ra muộn sau hóa trị
Hóa trị thường gây nên nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, mỗi tác dụng phụ khác nhau sẽ có những phương pháp cải thiện triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
Sau hóa trị, nếu đã ngủ đủ giấc ban đêm mà bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày, hãy cố gắng chợp mắt thêm 15 phút và rửa mặt bằng nước mát để gia tăng sự tỉnh táo. Nếu tiếp tục mệt mỏi, bạn có thể thử đi bộ vòng quanh nhà, kết hợp với việc uống nước và bổ sung vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng này.
Nếu thường xuyên buồn nôn hoặc chán ăn, bạn có thể uống thuốc chống buồn nôn theo lời khuyên của bác sĩ, kết hợp với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng theo những nguyên tắc sau:
Lở miệng thường gây bất tiện trong việc ăn uống. Để khắc phục lở miệng, bạn cần uống ít nhất 1.6 – 2 lít nước / ngày, kết hợp với việc ăn nhiều loại rau lá xanh và trái cây có tính “hàn”, chẳng hạn như: rau má, nước dừa, nước ép cần tây, cải bó xôi, quả lê và dưa hấu.
Táo bón khiến người bệnh phải trải qua cảm giác đau rát hậu môn khi đi đại tiện. Lâu dần, táo bón có thể gây nên bệnh trĩ. Để khắc phục táo bón, người bệnh ung thư cần tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như: rau lá xanh, các loại củ, hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và một vài loại trái cây giàu chất xơ (táo, chuối, bưởi, lê, cam, quýt,…).
Để khắc phục chứng tiêu chảy sau hóa trị ung thư, người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan (các loại hạt, lúa mì, gạo lứt, bông cải xanh, dưa chuột, bí xanh, cần tây); đồng thời tránh ăn thực phẩm giàu chất béo hoặc có vị cay. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống thêm nước dừa, nước ép cần tây hoặc nước chanh muối để bù đắp lượng muối khoáng bị hao hụt do tiêu chảy quá mức.
Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón) là những tác dụng phụ phổ biến sau hóa trị
Sau truyền hóa chất, người bệnh thường có hệ miễn dịch suy yếu. Để hỗ trợ hệ miễn dịch phục hồi nhanh chóng, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, chẳng hạn như ăn kiêng theo phong cách Địa Trung Hải bà bổ sung đầy đủ vitamin A, C, E, D. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cân nhắc tiêu thụ thêm sữa chua uống chứa lợi khuẩn đường ruột Lactobacillus và Bifidobacterium để tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.
Không phải tất cả các trường hợp hóa trị ung thư đều dẫn đến rụng tóc. Nếu có rụng, tóc có thể rụng một phần hoặc toàn bộ, tùy vào đặc điểm sinh lý trên cơ thể người bệnh. Để kiểm soát tình trạng rụng tóc, bạn nên gội đầu bằng dầu gội dịu nhẹ, dùng lược thay vì bàn chải, đồng thời tránh sấy tóc quá khô sau khi tắm.
Trong trường hợp tóc bạn quá thưa thớt, hãy cố gắng trùm đầu thật kỹ, tránh để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc khí lạnh bên ngoài. Điều này góp phần duy trì sức khỏe da đầu, hỗ trợ tóc nhanh mọc hơn sau hóa trị.
Trường hợp làn da xuất hiện dị cảm sau hóa trị, bạn nên thường xuyên mặc áo quần ống dài để che phủ kín cả tay chân. Điều này giúp bảo vệ da khỏi sự tác động của nhiệt độ, gió, khói bụi và các tác nhân kích ứng khác. Nếu được, bạn nên các cơ sở y tế uy tín thực hiện xét nghiệm vi chất để xem bản thân có bị thiếu canxi hoặc kẽm hay không. Bởi lẽ, sự thiếu hụt canxi / kẽm trong máu cũng có thể là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng tê bì chân tay và chuột rút ở tay chân sau hóa trị.
Hóa trị có thể khiến cho làn da của bạn nhanh sạm, khô khan và sần sùi. Để khắc phục những triệu chứng trên, bạn cần tăng cường dưỡng ẩm da bằng cách bôi thoa các loại kem dưỡng ẩm giàu ceramides và vitamin E. Trước khi đi ra ngoài, bạn cần đảm dùng kem chống nắng lớn hơn SPF 30, kết hợp với việc mặc quần áo dài tay để hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực của tia UV lên sức khỏe làn da.
Da khô, bong tróc, nứt nẻ là những biểu hiện thường thấy ở phụ nữ sau hóa trị
Sau hóa trị ung thư, người bệnh nên áp dụng các nguyên tắc ăn uống sau để hỗ trợ cơ thể nhanh phục hồi:
Trong việc hóa trị liệu ung thư, việc lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện điều trị hoá trị đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả chữa bệnh. Nếu đã nhận được chẩn đoán ung thư nhưng chưa biết hóa trị tại đâu an toàn, tiết kiệm và uy tín, bạn có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Đây là cơ sở y tế hàng đầu có chuyên khoa Ung bướu hiện đại. Với hệ thống trang thiết bị tân tiến, ví dụ như hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch, huyết học, vi sinh, sinh học phân tử tiên tiến,… các bác sĩ có thể giúp bạn biết được sức chịu đựng của cơ thể, cũng như mức độ phù hợp với các phương pháp hóa trị ung thư; từ đó, đưa ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả và kịp thời. Để đặt lịch thăm khám, bạn hãy liên hệ số hotline 093 180 6858 – 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 – 024 3872 3872 (Hà Nội). Hẹn gặp bạn tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh cơ sở gần nhất!
Trên đây là những lưu ý quan trọng về chế độ ăn uống sau hóa trị ung thư mà bạn cần quan tâm. Hy vọng sau bài viết, bạn đã hiểu thêm những đặc điểm cơ bản của phương pháp hóa trị ung thư để chuẩn bị kịp thời cho mình những hành trang cần thiết về tâm lý, sức khỏe và nguồn lực tài chính.