Ung thư gan là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được phát hiện, chẩn đoán, chữa trị kịp thời. Bất kỳ ai, dù là ở độ tuổi, giới tình não cũng có thể bị ung thư gan. Hiện nay, căn bệnh này cũng đang có xu hướng trẻ hóa và trở nên phổ biến hơn. Vậy nguyên nhân gây bệnh ung thư gan là gì? Khi mắc bệnh ung thư gan có chữa được không? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết này!
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan nguy hiểm
Ung thư gan (liver cancer) là tình trạng các mô trong gan tăng trưởng bất thường. Căn bệnh này có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong gan. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí của khối u. Bác sĩ có thể nhận biết bệnh u gan ác tính hay lành tính thông qua các triệu chứng lâm sàng cơ bản và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán,…
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) ước tính trong năm 2020 có khoảng 905.700 trường hợp bị chẩn đoán mắc ung thư gan và 830.200 ca tử vong vì bệnh lý này trên toàn cầu. Căn bệnh gan nguy hiểm này phổ biến ở châu Á hơn là những quốc gia phương Tây.
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (Globocan), ung thư gan là căn bệnh ung thư đứng đầu ở Việt Nam (ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) chiếm 90%). Ước tính, mỗi năm có khoảng 26.418 ca ung thư gan mắc mới, chiếm 14.5% trên tổng số ca bệnh ung thư. Khoảng 77% số ca ung thư tại gan xảy ra ở nam giới. Căn bệnh này cũng có số ca tử vong dẫn đầu với 25.272 trường hợp, chiếm 21% trên tổng số ca tử vong vì ung thư.
Ung thư gan là tình trạng các mô gan tăng trưởng một cách bất thường
Triệu chứng ung thư gan cũng khá đa dạng, người bệnh cần nhận biết được để đến cơ sở y tế thăm khám. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình mà người bị ung thư gan thường gặp phải:
Vàng da, mắt là dấu hiệu ung thư gan dễ nhận biết. Triệu chứng vàng da xuất hiện là do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Tình trạng vàng da cũng xảy ra khi khối u lớn gần ống mật chủ chèn ép từ bên ngoài hay xâm lấn vào ống mật làm gián đoạn dòng chảy của mật hoặc vì bị ung thư trên nền bệnh xơ gan dẫn tới chứng suy gan.
Chức năng gan sẽ suy giảm ở người bị ung thư gan. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất, làm người bệnh sụt cân. Khi bệnh tiến triển nặng, mức độ sụt cân cũng diễn ra nghiêm trọng hơn. Lúc này, trong vòng 1 – 3 tháng, người bệnh có thể giảm khoảng 5% trọng lượng.
Mệt mỏi là dấu hiệu thường xuất hiện khi cơ thể gặp vấn đề bất thường. Tình trạng mệt mỏi do làm việc quá sức sẽ được cải thiện nhanh chóng sau khi nghỉ ngơi đầy đủ. Thế nhưng với người mắc ung thư gan, triệu chứng mệt mỏi sẽ kéo dài và có xu hướng gia tăng, tương tự như ở trường hợp bị viêm gan mạn tính.
Dấu hiệu mệt mỏi chưa rõ nguyên nhân, chán ăn có thể là do hoạt động tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng bị rối loạn khiến cơ thể không nhận đủ năng lượng. Triệu chứng này cũng có thể xuất hiện khi chức năng gan suy giảm, tế bào gan bị tổn thương gây rối loạn chuyển hóa.
Người bệnh ung thư gan sẽ bị mệt mỏi kéo dài và có xu hướng tăng theo thời gian
Uống nước ngọt hoặc dùng kháng sinh có thể là tác nhân khiến nước tiểu sẫm màu. Thế nhưng nếu bạn có lối sống khoa học nhưng vẫn gặp tình trạng nước tiểu sẫm màu, sau một thời gian vẫn không cải thiện thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng tiết niệu hay ung thư gan. Nước tiểu sẽ chuyển sang màu vàng hoặc giống như nước chè đặc khi nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.
Đau và sưng bụng cũng có thể là biểu hiện ung thư gan. Ở giai đoạn sớm, căn bệnh này sẽ âm thầm tiến triển, không có triệu chứng thế nhưng vẫn gây tổn thương khiến chức năng gan bị ảnh hưởng. Khi khối u phát triển to sẽ khiến bao gan bị chèn ép, làm người bệnh cảm thấy đau tại vùng bụng.
Ngoài ra, bụng sưng to cũng là một trong những dấu hiệu ung thư gan điển hình. Vì tế bào ung thư có thể khiến gan bị kích ứng, viêm và sưng to. Do đó, khi thấy vùng bụng sưng to bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân là do có khối u gan hay vì những căn bệnh nào khác.
Đau vai phải có thể là triệu chứng ung thư gan. Tế bào ung thư sẽ kích thích dây thần kinh cho não biết cơn đau đến từ xương bả vai, nhưng trên thực tế thì lại đến từ gan. Cơn đau này thậm chí có thể lan đến lưng. Những tác nhân kích thích cơ hoành bên phải đều có thể làm vai phải bị đau, ví dụ như nhiễm trùng cơ hoành dưới, chấn thương áp xe, viêm, khối u gan. Khi khối u gan phát triển sẽ làm cơ hoành bị chèn ép, gây đau tại vai phải.
Người bệnh ung thư gan có thể bị đau vùng thượng vị – vùng nằm dưới mũi xương ức, trên rốn. Cơn đau tại vùng thượng vị có thể diễn ra dữ dội hoặc âm ỉ, đôi khi gây đau nhói ra phía sau lưng, khó nhận biết rõ ràng. Cơn đau này cũng là triệu chứng của một số bệnh lý thường gặp khác, ví dụ như rối loạn tiêu hóa nhẹ.
Người bị ung thư gan có thể gặp cơn đau ở vùng thượng vị diễn ra một cách âm ỉ hay dữ dội
Trong độ tuổi dậy thì, nổi mụn là hiện tượng bình thường của cơ thể. Với người trưởng thành, da xuất hiện mụn thường là do nội tiết rối loạn, nên khó phân biệt với triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư gan. Việc thanh lọc độc tố tại gan sẽ suy giảm khi tế bào ung thư hình thành. Lúc này, chất độc tích tụ nhiều sẽ khiến người bệnh bị nổi mụn, thậm chí có thể làm mất cân bằng hormone và nội tiết.
Người bị xơ gan, mắc bệnh gan mạn tính, ứ mật do axit mật tràn vào hệ tuần hoàn hay tắc nghẽn ống mật lớn sẽ gây ngứa da toàn thân. Người bệnh thường chủ quan, bỏ qua biểu hiện ngứa da. Thế nhưng trong một số trường hợp, ngứa da chính là dấu hiệu ung thư gan do rối loạn chức năng gan. Thông thường, ngứa da là vấn đề không nguy hiểm. Nhưng nếu người bệnh gặp tình trạng nổi ngứa tại một chỗ rồi lan khắp cơ thể, diễn ra trong thời gian dài thì có nguy cơ là do gan đang bị tổn thương.
Một số người bệnh ung thư gan có thể gặp triệu chứng giống cảm cúm, ví dụ như mệt mỏi quá mức, yếu cơ, sốt. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, ra nhiều mồ hôi,…
Ung thư gan vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Hiện có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, cụ thể như sau:
Bị viêm gan B mãn tính là yếu tố rủi ro chính dẫn đến bệnh ung thư tại gan. Đây cũng là nguyên nhân ung thư gan hàng đầu tại châu Phi và châu Á. Hiện vẫn có các phương pháp chữa trị viêm gan B, thế nhưng nhiều người không biết bản thân mang bệnh hoặc đang sống ở nơi kém phát triển về dịch vụ y tế, khiến bệnh dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm gan B mạn tính có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không nhiễm bệnh. Vì virus sẽ tấn công liên tục vào gan, theo thời gian sẽ khiến gan tổn thương nặng hơn, gây xơ gan và cuối cùng là ung thư.
Viêm gan B mạn tính là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu tại châu Á và châu Phi
Viêm gan C cũng là yếu tố rủi ro chính khiến bệnh ung thư tại gan phát triển. Đây là nguyên nhân ung thư gan hàng đầu tại Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hầu hết người bị viêm gan C không phát hiện bản thân đang nhiễm bệnh. Nhiều người không loại bỏ được virus viêm gan C nên bệnh tiến triển thành mãn tính.
Ước tính khoảng 20 – 30% người nhiễm virus viêm gan C sẽ phát triển thành xơ gan, dẫn đến ung thư gan. Khi kịp thời phát hiện, chữa trị viêm gan C bằng thuốc kháng virus thì nguy cơ bị xơ gan, ung thư sẽ giảm đi nhiều.
Xơ gan là tình trạng những tế bào gan bị tổn thương và được thay thế bởi các mô sẹo. Người mắc bệnh xơ gan sẽ có nguy cơ cao bị ung thư gan. Hầu hết người bị ung thư ở gan đã mắc phải biến chứng do xơ gan gây ra. Xơ gan có thể xuất hiện vì nguyên nhân như nhiễm bệnh viêm gan B, C mạn tính, lạm dụng rượu,… Bên cạnh đó, những rối loạn khác được biết đến là tác nhân gây xơ gan, tiến triển thành ung thư gồm có bệnh xơ gan mật nguyên phát và hemochromatosis di truyền,…
Tiếp xúc lâu dài với aflatoxin cũng là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư gan. Nguy cơ này sẽ còn tăng cao hơn ở người đang bị viêm gan B, C. Aflatoxin là nhóm hóa chất được tạo ra bởi nấm Aspergillus parasiticus và Aspergillus flavus. Thực phẩm thường bị nhiễm những loại nấm kể trên gồm có đậu phộng, ngô, lúa mì,…
Chất độc aflatoxin sẽ làm tổn thương gen p53 trong tế bào gan. Gen p53 là gen ức chế khối u, hỗ trợ sửa chữa DNA hư hỏng và góp phần ức chế các tế bào có hại phát triển. Do đó, sự biến đổi ở gen p53 có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Phơi nhiễm aflatoxin tạo ra bởi nấm Aspergillus parasiticus và Aspergillus flavus có thể dẫn đến bệnh ung thư gan
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) và gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFL) được xem là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư gan (đặc biệt là HCC – ung thư biểu mô tế bào gan). Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFL) là bệnh xuất hiện phổ biến ở người béo phì. NAFL được xem là bệnh tự miễn dịch và có yếu tố di truyền.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) là một loại bệnh phụ của gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFL). Người mắc bệnh NASH có thể tiếp tục phát triển thành xơ gan, ung thư gan. Trong những năm gần đây, ca ghép gan cho người bị ung thư biểu mô tế bào gan do NASH đã có chiều hướng gia tăng.
Gan là nơi có mạng lưới mạch máu dày đặc cùng những chất dịch khác của cơ thể. Do đó, các tế bào ung thư từ nơi khác rất dễ di căn đến gan và tạo ra khối u thứ phát. Nhiều loại ung thư có thể di căn sang gan, phổ biến phải kể là ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư túi mật, ung thư vú,…
Một số yếu tố rủi ro khác có thể dẫn đến bệnh ung thư gan ở người lớn bao gồm nội loạn sản cấp độ cao, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, hút thuốc, viêm đường mật xơ cứng nguyên phát, nhiễm sán lá gan, u nang đường mật, điều kiện di truyền (bệnh dự trữ glycogen, wilson, thiếu alpha-1-antitrypsin, thừa sắt di truyền không được chữa trị,…), bệnh Caroli,… Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư gan ở trẻ em có thể là hội chứng Beckwith-Wiedemann, ứ mật trong gan gia đình tiến triển, polyp tuyến thượng thận gia đình,…
Ung thư gan thường được phân loại dựa vào nơi khởi phát bệnh. Cơ bản gồm có hai loại là ung thư tế bào gan nguyên phát và ung thư tế bào gan thứ phát, cụ thể như sau:
Ung thư gan nguyên phát là loại bệnh ung thư xuất hiện phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Dưới đây là các căn bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát điển hình:
Ung thư gan nguyên phát xuất hiện phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới
Ung thư gan thứ phát (ung thư di căn gan) là tình trạng những tế bào ung thư từ cơ quan khác lây sang gan rồi tạo thành khối u tại đó. Hầu hết những trường hợp phát hiện khối u ác tính ở gan là do di căn từ cơ quan khác đến chứ không phải khởi phát tại tế bào gan. Lấy ví dụ như ung thư khởi phát tại phổi di căn đến gan sẽ được gọi là ung thư di căn gan. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị như ung thư phổi.
Giai đoạn ung thư cho biết tình trạng, mức độ tiến triển của khối u bên trong cơ thể. Qua đó, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phương pháp chữa trị tối ưu. Về cơ bản, ung thư gan được chia thành 4 giai đoạn chính là I, II, III, IV.
Một khối u duy nhất xuất hiện ở giai đoạn I, chưa xác định được kích thước, chưa xâm lấn vào mạch máu. Lúc này, khối u cũng chưa lan đến hạch lân cận và nhiều vùng khác trong cơ thể.
Xuất hiện một khối u duy nhất chưa xác định được kích thước tại giai đoạn này nhưng đã có hiện tượng tiến triển, xâm lấn vào mạch máu. Hay xuất hiện nhiều hơn một khối u với kích thước không quá 5 cm. Khối u chưa lan đến hạch lân cận và nhiều vùng khác trong cơ thể.
Ung thư gan ở giai đoạn III được chia thành ba giai đoạn nhỏ gồm có IIIA, IIIB và IIIC, cụ thể như sau:
Có thể chia giai đoạn IV của bệnh ung thư gan thành hai giai đoạn nhỏ, bao gồm IVA và IVB:
Có thể chia bệnh ung thư gan thành 4 giai đoạn chính là I, II, III, IV
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh ung thư gan nguy hiểm. Thế nhưng, một số đối tượng sẽ dễ bị ung thư ở gan hơn người khác vì có yếu tố nguy cơ, cụ thể bao gồm:
Người nghiện rượu có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn bình thường
Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nhìn chung, người bệnh sẽ bị suy gan, suy thận, di căn,… Dưới đây là một số biến chứng thường gặp ở người bị ung thư tại gan:
Thiếu máu (lượng hồng cầu thấp) là biến chứng diễn ra phổ biến ở người bị ung thư gan. Nguyên nhân đến từ tình trạng thiếu các yếu tố đông máu gây chảy máu. Thiếu máu kéo dài có thể khiến người bệnh khó thở, mệt mỏi, choáng váng, da xanh xao, nhịp tim nhanh,…
Mật được tạo ra bên trong gan. Những ống dẫn là đường vận chuyển mật về túi mật rồi đi đến ruột non. Các khối u gan hay u ống mật có thể hình thành, phát triển ngay trong ống dẫn hoặc vùng gần đó, làm tắc nghẽn ống mật. Nếu ống dẫn bị tắc nghẽn sẽ gây ra các cơn đau tại vùng bụng trên bên phải, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, ngứa, gặp chứng vàng da,…
Gan có trách nhiệm tạo ra các protein giúp máu đông (yếu tố đông máu). Khi tế bào ung thư đã làm tổn hại phần lớn lá gan thì các protein sẽ không được sản xuất đủ. Hệ quả là có thể xảy ra tình trạng xuất huyết (ngay cả khi có số lượng tiểu cầu bình thường) dẫn tới chứng thiếu máu. Chảy máu cam thường xuyên hay chảy máu khi đánh răng là dấu hiệu ban đầu của biến chứng này. Người bệnh thậm chí có nguy cơ bị xuất huyết nội tạng trong trường hợp thiếu yếu tố đông máu nghiêm trọng.
Giãn tĩnh mạch thực quản cũng có thể là biến chứng của bệnh ung thư gan. Khối u gan sẽ khiến máu khó lưu thông qua những tĩnh mạch nhỏ tại thực quản về tĩnh mạch lớn, dần dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch nhỏ vỡ sẽ làm máu chảy trong thực quản (xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản) khiến tính mạng của người bệnh bị đe dọa nếu không chữa trị nhanh chóng. Tương tự, biến chứng trên cũng có thể xảy ra ở ruột và dạ dày.
Hội chứng gan thận là tình trạng bệnh gan biến chứng sang thận do sự thay đổi trong mạch máu làm giảm lượng máu đi đến thận. Hội chứng này diễn ra rất phổ biến ở người bị ung thư gan cũng như các căn bệnh khác về gan. Người mắc hội chứng gan thận thường không có khả năng phục hồi trừ khi được ghép gan.
Độc tố mà gan không thể loại bỏ sẽ dần di chuyển đến não, gây ra tình trạng mất phương hướng, giảm sút trí nhớ, lú lẫn, thay đổi tính cách. Hiện có nhiều phương pháp để chữa trị bệnh não gan. Việc tiên lượng bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khối u.
Khi bị bệnh não gan, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mất phương hướng, lú lẫn, giảm sút trí nhớ
Ung thư gan có thể di truyền trong gia đình. Dù yếu tố di truyền không mạnh nhưng người có tiền sử gia đình mắc phải căn bệnh này sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với người không có tiền sử gia đình bị ung thư tại gan. Đặc biệt là khi người trong gia đình mắc bệnh là người thân cấp một như cha, mẹ, anh/chị/em ruột.
Lấy ví dụ như ở dạng ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), mặc dù virus viêm gan B (HBV) là tác nhân gây bệnh quan trọng. Thế nhưng những yếu tố di truyền như đột biến dòng mầm DICER I có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ phát triển HCC, bất kể tình trạng nhiễm HBV ở một người.
Theo Tổ chức Gan Hoa Kỳ, một số tình trạng di truyền hay hiếm gặp có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư gan, điển hình là bệnh thừa sắt, wilson, dự trữ glycogen, thiếu alpha-1 antitrypsin, tyrosine máu, porphyria cutanea tarda, viêm đường mật nguyên phát tiến triển,… Thế nhưng bạn cần lưu ý rằng, việc nguy cơ ung thư gia tăng do yếu tố di truyền không có nghĩa là người đó nhất định sẽ phát triển bệnh. Tuy nhiên, gen di truyền có thể khiến tế bào nhanh biến đổi hơn.
Bệnh ung thư gan không thể tự lây truyền. Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ tình trạng nhiễm virus viêm gan B, C. Vì thế, bạn cần lưu ý đến những đường truyền nhiễm virus viêm gan, điển hình là máu, tình dục, lây từ mẹ sang con qua nhau thai khi sinh.
Virus viêm gan B, C – tác nhân có thể gây bệnh ung thư gan lây truyền được qua nhiều con đường
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh ung thư tại gan thông qua nhiều phương pháp thăm khám, xét nghiệm. Những cách này sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán cả bệnh ung thư gan nguyên phát và thứ phát, cụ thể như sau:
Khám lâm sàng là bước chung trong việc tầm soát các căn bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư gan. Khi tiến hành khám lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, tiền sử bệnh của gia đình, giới tính, thói quen hút thuốc lá/uống rượu bia, nghề nghiệp,… Song song đó, bác sĩ cũng tìm kiếm khối u, hạch bất thường xuất hiện trên cơ thể để đánh giá nguy cơ mắc bệnh.
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm máu để chẩn đoán ung thư gan. Điển hình là xét nghiệm chức năng gan để kiểm tra men gan, protein và những chất khác,… nhằm mục đích đánh giá gan có đang bị tổn thương hay không. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra alfa-fetoprotein (AFP). Nồng độ AFP cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tại gan.
Siêu âm sẽ cung cấp hình ảnh về cấu trúc mô mềm một cách nhanh chóng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh siêu âm để tìm khối u gan. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này dễ sử dụng và có độ phủ rộng, không gây đau. Siêu âm không dùng tia bức xạ nên cũng phù hợp với cả phụ nữ đang mang thai.
Siêu âm có thể giúp bác sĩ tìm ra khối u tại gan
Chụp CT/MRI ổ bụng cũng là những kỹ thuật hữu ích giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư gan, cụ thể như sau:
Sinh thiết là phương pháp lấy một lượng nhỏ mô để mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm mục đích tìm kiếm tế bào ung thư. Sinh thiết gan có nguy cơ gây ra tình trạng bầm tím, chảy máu,… và được tiến hành bằng một trong hai cách:
Nguyên tắc khi điều trị bệnh ung thư gan là giải quyết những khối u gan, chữa bệnh lý nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ như xơ gan, viêm gan B, C,… Phương pháp và khuyến nghị điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên một số yếu tố như khối u đã ảnh hưởng thế nào đến gan, mức độ lan rộng của khối u, sức khỏe tổng thể cũng như mong muốn của người bệnh, sự thiệt hại ở vùng gan còn lại không bị ung thư. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng để chữa bệnh ung thư tại gan:
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm phẫu thuật cắt bỏ phần gan phát hiện bị ung thư. Một miếng mô, toàn bộ thùy hay phần gan lớn hơn cùng với một số mô mạnh khỏe xung quanh có thể sẽ bị cắt bỏ. Những mô gan còn lại sẽ đảm nhận chức năng của gan và có thể tái sinh. Một số phương pháp phẫu thuật bác sĩ có thể chỉ định gồm có phẫu thuật nội soi ổ bụng (xâm lấn tối thiểu), phẫu thuật mở, phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của robot.
Phẫu thuật là cách loại bỏ khối u trực tiếp, hiệu quả nếu ung thư chỉ xuất hiện ở một khu vực cụ thể (giai đoạn đầu). Phương pháp này chỉ áp dụng cho những người bệnh có một hoặc hai u gan nhỏ (dưới 3 cm) và chức năng của gan vẫn còn tốt, hiện không có tình trạng di căn hoặc xơ gan liên quan.
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị hàng đầu được khuyến cáo cho người bệnh có gan vẫn còn hoạt động tốt. Thế nhưng cách chữa trị này có thể cắt bỏ phần tế bào gan mạnh khỏe, tác động trực tiếp đến sức khỏe. Phẫu thuật cũng không có khả năng cắt bỏ được các ổ bệnh nhỏ. Những ổ bệnh này nếu không được loại bỏ sẽ có nguy cơ tiến triển, di căn. Người bệnh ung thư gan cũng có thể gặp biến chứng hậu phẫu như suy gan, rò mật, chảy máu, nhiễm trùng,… Tuy nhiên, ít khi các biến chứng kể trên xảy ra và hầu hết đều được bác sĩ xử lý tốt.
Phẫu thuật được xem là lựa chọn chữa trị hàng đầu cho người bệnh ung thư gan có gan vẫn còn hoạt động tốt
Khi thực hiện phương pháp này, toàn bộ hoặc một phần gan mang khối u sẽ được thay thế bằng phần gan mạnh khỏe từ người hiến. Người bệnh cần uống thuốc chống đào thải sau khi làm phẫu thuật ghép gan. Chỉ có thể tiến hành ghép gan nếu ung thư chưa di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể. Ghép gan là cách chữa ung thư gan tối ưu cho người có khối u nhỏ hơn 5 cm và gặp dấu hiệu suy gan.
Ghép gan cũng có thể gây ra biến chứng tương tự như sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, người ghép gan còn có nguy cơ gặp những biến chứng khác liên quan đến sự thải ghép, suy thận, cholesterol máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm trùng do sử dụng thuốc chữa ung thư gan ức chế miễn dịch sau ghép,… Chi phí ghép gan cũng khá gan, dao động từ 1 – 2 tỷ đồng và không phải lúc nào cũng có tạng phù hợp để ghép cho người bệnh.
Hủy u tại chỗ hiện có nhiều phương pháp, điển hình là hủy u bằng tiêm cồn 99 độ hoặc acid acetic, hủy u bằng nhiệt lạnh (CryoA), sóng vi ba (MWA), dòng điện cao tần (RFA),… Trong đó, hủy u bằng dòng điện cao tần (RFA) là biện pháp được ứng dụng phổ biến trên thế giới. Cơ chế hoạt động của RFA là đưa một kim điện cực xuyên qua khối u và hủy mô ung thư. Dòng nhiệt nóng sẽ làm mô ung thư hoại tử.
Hủy u tại chỗ là phương pháp điều trị ung thư gan phù hợp với người bệnh không thể phẫu thuật vì có sức khỏe không tốt. Cách chữa trị này thường được chỉ định cho người có khối u nhỏ (dưới 3 cm), bác sĩ sẽ thực hiện dưới hướng dẫn của những phương tiện chẩn đoán hình ảnh, điển hình là siêu âm.
Đây là phương pháp trực tiếp đưa hóa chất vào khối u, làm tắc nhánh mạch máu nuôi u nhằm mục đích khống chế sự phát triển của khối u cũng như hạn chế ảnh hưởng của hóa chất đến vùng mô xung quanh. Thông qua động mạch đùi, bác sĩ sẽ đưa một ống thông nhỏ vào hệ động mạch tại vùng bẹn. Bác sĩ sẽ tiến hành luồn ống thông lên động mạch gan để có thể chụp xác định động mạch nuôi khối u. Hóa chất sẽ được bơm vào khối u làm tắc nhánh động mạch đang nuôi u. Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ rút ống thông ra khỏi cơ thể.
TACE/TOCE không phải là cách chữa ung thư gan triệt căn nhưng vẫn quan trọng, được chỉ định trong trường hợp u gan to, nhiều ổ, không thể phẫu thuật hoặc giữ vai trò như bước đệm trước khi cắt gan. Ưu điểm của phương pháp này là có thể dùng tập hóa chất nồng độ cao, không bị máu mang đi. Người bệnh có thể gặp phải một số thiệt hại, đặc biệt là tại vùng tế bào gan xung quanh. Triệu chứng bất lợi điển hình gồm có sốt, đau, tích tụ chất lỏng, nhiễm trùng.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ trực tiếp truyền hóa chất vào khối u theo phác đồ điều trị định kỳ. Tương tự cách can thiệp nội mạch, bác sĩ sẽ luồn ống thông vào động mạch gan. Thế nhưng, ống thông vẫn sẽ được lưu giữ lại trong cơ thể. Đầu ngoài của ống sẽ nối với cổng truyền hóa chất.
Truyền hóa chất qua động mạch gan là phương pháp có thể được bác sĩ cân nhắc áp dụng để chữa ung thư gan
Cách hóa trị toàn thân trúng đích sẽ nhắm mục tiêu vào các bất thường cụ thể trong tế bào ung thư. Thông qua việc ngăn chặn các bất thường, thuốc nhắm mục tiêu có thể làm tế bào ung thư chết đi. Tuy nhiên, một vài liệu pháp nhắm mục tiêu chỉ hoạt động ở trường hợp có tế bào ung thư đột biến gen nhất định. Bác sĩ có thể kiểm tra tế bào ung thư của người bệnh trong phòng thí nghiệm để xác định xem liệu thuốc có mang đến lợi ích hay không.
Cách chữa ung thư gan này thường được áp dụng khi khối u đã di căn xa (qua xương, phổi,…) hoặc xâm lấn mạch máu. Liệu pháp hóa trị toàn thân trúng đích cũng có nhược điểm, ví dụ như tế bào ung thư kháng thuốc, khó phát triển thuốc cho một số đối tượng,…
Xạ trị là phương pháp dùng năng lượng cao từ các nguồn như proton, tia x để thu nhỏ khối u, tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ hướng năng lượng đến gan đồng thời cẩn thận tránh tác động đến các mô khỏe mạnh. Xạ trị có thể được lựa chọn khi các phương pháp khác không mang đến hiệu quả hoặc không thể thực hiện. Xạ trị có thể kiểm soát những triệu chứng của bệnh ung thư gan tiến triển.
Hạn chế của phương pháp xạ trị là không thể áp dụng cho trường hợp tế bào ung thư đã lan ra toàn thân. Bên cạnh đó, xạ trị cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như làm tế bào khỏe mạnh tổn thương, khiến cơ quan bị chiếu xạ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, lở loét, chảy máu. Người bệnh cũng có thể gặp biến chứng tại thực quản, ruột,…
Chăm sóc giảm nhẹ là hình thức chăm sóc y tế chuyên biệt tập trung vào mục đích giảm đau, cải thiện triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Chăm sóc giảm nhẹ có thể được tiến hành khi người bệnh đang áp dụng các biện pháp điều trị tích cực khác, ví dụ như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật. Chăm sóc giảm nhẹ sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư được cải thiện.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể được áp dụng khi người bệnh đang xạ trị, hóa trị,…
Chế độ ăn cho người mắc ung thư gan nên được chia thành 5 – 6 bữa nhỏ/ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 3 giờ. Điều này đảm bảo cho cơ thể người bệnh nhận đủ hàm lượng protein, calo,… cần thiết đồng thời làm giảm những tác dụng phụ liên quan đến việc chữa ung thư tại gan, ví dụ như buồn nôn. Các thực phẩm có lợi cho người mắc phải căn bệnh này gồm có:
Mặt khác, người bệnh ung thư gan nên hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo chứa đường dư thừa, món có chất béo kém lành mạnh như đồ chiên rán,… Vì chúng chứa lượng calo rỗng, không mang đến dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nếu người bệnh bị thiếu dinh dưỡng, dung nạp quá nhiều calo rỗng sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, làm sức khỏe suy yếu.
Trên thực tế, ung thư gan có nhiều cơ hội chữa trị nếu được phát hiện sớm. Người bệnh có thể áp dụng những cách điều trị triệt căn như phẫu thuật cắt gan, ghép gan, tiêu hủy khối u gan qua da bằng thủ thuật đốt nhiệt cao tần hoặc tiêm ethanol qua da. Trường hợp phát hiện bệnh muộn khi khối u gan đã có kích thước lớn hoặc di căn, xâm lấn thì chỉ áp dụng được các biện pháp chữa trị tạm thời để kéo dài cuộc sống như xạ trị chiếu trong chọn lọc hay hóa tắt mạch,…
Xét riêng về phương pháp ghép gan, đây là cách có thể giúp chữa khỏi bệnh ung thư gan. Thế nhưng không phải người bệnh nào cũng có đủ sức khỏe để trải qua ca ghép hoặc tìm được người hiến tặng gan phù hợp. Trong trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ tập trung áp dụng các cách chữa trị giúp người bệnh sống càng lâu càng tốt.
Ghép gan có thể giúp chữa bệnh ung thư gan triệt căn, hiệu quả
Tiên lượng thời gian sống của người bị ung thư gan sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phát hiện bệnh, cụ thể như sau:
Ngoài giai đoạn bệnh, thời gian sống của người bị ung thư gan sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố như mức độ tiến triển của khối u, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với phương pháp chữa trị. Cách tối ưu để kéo dài thời gian sống là người bệnh phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như có kế hoạch chăm sóc tinh thần, thể chất thật tốt.
Ung thư gan ở giai đoạn sớm có thể không biểu hiện triệu chứng. Do đó, tầm soát khối u gan chính là cách giúp bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu của căn bệnh này. Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm tiêu chuẩn giúp sàng lọc bệnh ung thư ở gan. Thế nhưng bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho người bệnh siêu âm và thực hiện xét nghiệm máu 6 tháng/lần để tầm soát u gan.
Mặc dù hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa ung thư gan tuyệt đối, thế nhưng việc tuân thủ các cách dưới đây sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể như sau:
Tiêm vắc xin viêm gan B góp phần phòng ngừa bệnh ung thư gan
Người bệnh nên đến cơ sở y tế gặp bác sĩ thăm khám khi thấy bản thân có những dấu hiệu nghi mắc ung thư gan, điển hình là:
Nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu bất thường ở trên, bạn có thể liên hệ đặt lịch khám, tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Đây là cơ sở y tế hàng đầu có chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy hiện đại. Với hệ thống trang thiết bị tân tiến, ví dụ như máy siêu âm có đàn hồi mô Aixplorer Mach 30,… các bác sĩ có thể giúp bạn tầm soát viêm gan hiệu quả, đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Để đặt lịch thăm khám, bạn hãy liên hệ số hotline 093 180 6858 – 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 – 024 3872 3872 (Hà Nội).
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome vừa mang đến cho bạn một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán, phòng ngừa, chữa trị,… bệnh ung thư gan. Mong rằng bạn đọc đã có thêm các kiến thức hữu ích để chủ động bảo vệ bản thân trước căn bệnh ung thư nguy hiểm này. Nếu có thắc mắc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 633 599.